Sunday, May 18, 2008

Phỏng vấn tác giả "Đóa Hồng Gai"

SÀIGÒN TIMES Thứ Năm 10-4-2008
Phỏng vấn Bà Nguyễn Thanh Nga
Cựu nhân viên Uỷ Ban Tình Báo Hỗn Hợp Phượng Hoàng - Tác giả "Ðoá Hồng Gai"

Hữu Nguyên

Lời giới thiệu: Do bản chất độc ác, bất nhân và phản dân tộc của những người cộng sản, lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thập niên 1930 trở đi đã trải qua không biết bao nhiêu bi kịch, trong đó mỗi gia đình, mỗi thân phận không ít thì nhiều, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, đều là nạn nhân của cộng sản. Xuyên suốt những năm tháng đầy bi kịch đó, đã có không biết bao nhiêu người con yêu của tổ quốc, anh dũng chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản trên nhiều mặt trận, trong nhiều cương vị khác nhau. Sau khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam vào tháng 4 năm 1975, những người Việt yêu nước lại tiếp tục can đảm chiến đấu chống cộng sản trên khắp mọi miền của đất nước, từ lao tù cải tạo đến thành phố, nông thôn, trong rừng sâu ... và ngay cả tại hải ngoại. Trong số những tấm gương can đảm, anh hùng, bền bỉ chiến đấu chống cộng sản, gần đây dư luận người Việt hải ngoại đều ngưỡng mộ và khâm phục khi nhắc đến Bà Nguyễn Thanh Nga, cựu nhân viên Uỷ Ban Tình Báo Hỗn Hợp Phượng Hoàng trước 1975, chiến sĩ phục quốc sau 1975, và là người tù cải tạo bất khuất trong suốt 10 năm trời trong lao tù cộng sản. Ðặc biệt, vì luôn luôn ấp ủ sứ mạng "ghi lại những biến cố lịch sử đã chứng kiến trên đất nước để cho các thế hệ mai sau và thế giới biết rõ những gì đã xẩy ra trên quê hương", nên ngay khi ra hải ngoại, Bà đã chăm chỉ làm việc và hoàn thành cuốn hồi ký "Ðoá Hồng Gai". Nhân dịp Bà viếng thăm Úc Châu, ra mắt cuốn hồi ký, Sàigòn Times đã phỏng vấn Bà qua email. Sàigòn Times chân thành cảm ơn thì giờ quý báu của Bà, và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những suy tư cùng tâm tình vô cùng cảm động của Bà.

SàiGòn Times: Xin Bà cho biết tóm lược tiểu sử cùng hoàn cảnh và lý do khiến Bà trở thành nhân viên của Ủy Ban Tình Báo Hỗn Hợp Phượng Hoàng?

Bà Nguyễn Thanh Nga (B. NTN):
Thưa tôi tên Nguyễn thị Thanh Nga, sinh tại Lộc Vỉnh, Thường Ðức, Quảng Nam. Năm 19 tuổi tôi làm công chức cho Nha Ðại Diện Bộ Phát Triển Nông Thôn Quân Khu I. Khi chiến dịch Phượng Hoàng có sự phối hợp nhiều Cơ Quan, tôi được Ðại Tá Hà Thúc Sanh cử đi làm Ðại Diện cho Cơ Quan nầyvà làm việc tại Văn Phòng Thường Trực Ủy Ban Phượng Hoàng Quân Khu I.

SGT:
Trong bài giới thiệu tác phẩm "Ðóa Hồng Gai" của Bà, LS Hoàng Duy Hùng có đề cập đến những kỷ niệm kinh hoàng về tội ác của cộng sản mà Bà đã chứng kiến khi còn nhỏ. Xin Bà kể lại một, hai vụ đáng nhớ nhất?

B. NTN:
Khi còn là một cô bé hơn 11 tuổi, tôi đã chứng kiến nhiều chuyện Cộng Sản đã gây ra cho quê hương tôi. Sau đây là một vài thí dụ diển hình. Chuyện kinh hoàng đầu tiên mà tôi biết được là vụ giết Linh mục Nguyễn Hữu Ngợi và anh Phan Hậu ở nhà thờ Ngọc Kinh năm 1963.

Theo những gia đình ở cạnh nhà thờ Ngọc Kinh kể lại, vào khoảng 1 giờ 30 sáng, anh Phan Hậu đang ngủ ở phía sau nhà xứ, nghe có tiếng gọi cửa, anh lấy khẩu súng và lên đạn rồi cầm súng ra mở cửa. Anh vừa hé cửa thì một tràng tiểu liên bắn xối xả vào anh. Anh la lên "Con chết rồi cha ơi!", rồi ngã gục xuống. Thì ra chúng biết anh Phan Hậu là người bắn rất giỏi, nên chúng phải ra tay trước.

Nghe tiếng súng nổ và tiếng kêu của anh Hậu, Linh mục Ngợi vùng dậy và bước ra chỗ anh Hậu đang nằm, ban phép giải tội cho anh. Ngay lập tức, một toán Việt Cộng xông vào và buộc ngài phải đi theo họ. Khi ra khỏi cửa được vài thước, Linh mục Ngợi yêu cầu họ cho trở lại nhà lấy sách kinh và ít đồ đạc, nhưng chúng không cho. Linh mục Ngợi liền nói với chúng rằng Linh mục không đi đâu cả, Linh mục phải ở lại đây với giáo dân. Chúng liền xả súng bắn. Linh mục ngã gục ngay trước sân nhà thờ. Sau đó chúng bỏ đi. Trước khi giết Linh mục Ngợi, người ta có nghe tiếng một tên hỏi lớn: "Ngợi! Mày biết ta là ai không?"

Một câu chuyện khá ở trong gia đình tôi: Một hôm, anh Trừng mới bước vào nhà thì trời mưa tầm tã. Anh định thay áo quần để đi ăn cơm thì có tiếng chó sủa rất lạ. Anh hé cửa nhìn ra phía trước nhà thì thấy công an đang kéo tới bao vây chung quanh nhà, anh liền tung cửa sau nhà chạy trốn, nhưng anh vừa mới chạy được mấy thước thì công an bắn theo. Anh bị chết tại chỗ.

SGT: Ðược biết, trong số những nạn nhân bị CS tàn sát lúc đó, có cả thân phụ của Bà là cụ Nguyễn Khánh Cống. Kỷ niệm kinh hoàng và đau lòng này đã xảy ra như thế nào, thưa Bà?

B. NTN: Thân phụ tôi chỉ là một điền chủ, theo đạo Thiên Chúa, ông không tham gia đảng phái chính trị nào. Chỉ vì không hợp tác với chúng nên chúng ghép vào thành phần ác ôn rồi tìm cách bắt giết. Hôm đó, khi mọi người trong gia đình tôi đang ngồi ăn cơm trưa thì nghe có tiếng chó sủa. Nhìn ra ngoài, công an Việt Cộng đã vây đầy quanh nhà. Chúng nhảy vào bắt trói thầy tôi dẫn đi. Thầy tôi cứ trì lại không chịu đi và nói: "Các anh cứ giết tôi đi. Tôi không muốn đi đâu hết!" Mấy tên cán bộ võ trang cứ đẩy thầy tôi đi. Thầy tôi dùng tất cả sức lực trụ người lại, còn mẹ tôi và chị tôi ôm chặt lấy thầy tôi. Bỗng có tiếng súng nổ. Mẹ và chị tôi buông tay ra. Nhìn lại, thầy tôi bị bắn ở chân. Sau đó, chúng kéo lê thầy tôi đi. Thầy tôi la lớn: "Các anh giết tôi đi! Tôi muốn chết tại đây! Tôi không muốn đi ..." Một tên công an đứng chận không cho chúng tôi chạy theo. Tiếng la của thầy tôi mỗi lúc một nhỏ dần ... Mẹ tôi, chị tôi và tôi chỉ còn biết ôm nhau khóc....

Hơn một tháng sau, vào một buổi tối, Việt Cộng lại đột nhập vào làng tôi, bắc loa đọc thông báo: "A lô, A lô! Ðây là Giải Phóng Quân, xin thông báo cho đồng bào trong xã biết: Tên ác ôn địa chủ Nguyễn Khánh Cống đã bị Giải Phóng Quân tuyên án tử hình. Bản án này đã được Giải Phóng Quân thi hành, nhưng vì lý do an ninh nên không hành quyết tên ác ôn này trước đồng bào. Nay xin thông báo để đồng bào được biết".

Sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, một bạn tù nhân được cộng sản trả tự do biết rõ trường hợp thầy tôi bị giết đã tìm đến nhà tôi kể lại cho gia đình tôi nghe như sau: Thầy tôi, ông Sính và ông Phan Bài, cựu Xã Trưởng, bị giam khoảng 10 ngày thì bị đưa ra xử và bị tuyên án tử hình. Chúng không bắn chết hay chặt đầu như đa số người khác mà đưa vào một khu rừng sâu, trói mỗi người vào một thân cây, không cho ăn uống gì cả. Ðợi khi nào chết, chúng mở trói rồi hất xuống một cái hố đã đào sẵn và lấp đất lại ...

SGT: Xin chân thành chia buồn cùng Bà và gia đình. Thưa Bà, trở lại thời gian làm việc cho Ủy Ban Tình Báo Hỗn Hợp Phượng Hoàng, Bà có những kỷ niệm gì đặc biệt?

B. NTN:
Trong thời gian làm việc tại Văn Phòng Thường Trực Ủy Ban Phượng Hoàng Quân Khu I, tôi có một kỷ niệm vui vui như sau: Khi ông Trung Tá Holland cố vấn Mỹ về nước, Văn Phòng Phượng Hoàng có tặng hoa đưa tiễn ông. Tôi là người cầm bó hoa trao tặng ông. Ông có hỏi tôi, cô Nga muốn gì. Thấy khẩu súng ông đang đeo nho nhỏ xinh xinh, tôi nói tôi muốn khẩu súng đó. Ông liền rút khẩu súng ra và trao cho tôi. Các sĩ quan trong Ủy Ban Phượng Hoàng cho tôi biết đó là khẩu Browning.

SGT: Bà hoạt động trong Chương Trình Phượng Hoàng cho tới năm 1974 thì chấm dứt vì Nha Ðại Diện Bộ Phát Triển Nông Thôn bị giải tán, nguyên do chính yếu là Việt Cộng làm áp lựctrong Hiệp Ðịnh Paris 1973 yêu cầu Hoa Kỳ và VNCH phải hủy bỏ chương trình này thì mới đàm phán. Như vậy xin Bà cho biết, chương trình Phượng Hoàng đã là một trở ngại lớn đối với VC như thế nào?

B. NTN: Phượng Hoàng là cơ quan tình báo hỗn hợp, có nhiều đại diện của các ngành khác nhau phối hợp, có nhiệm vụ cập nhật các bản tin, lượng giá và vô hiệu hóa các cơ sở hạ tần của cộng sản. Nhờ các hoạt động này, nhiều tổ chức của Cộng Sản đã bị phát hiện và thanh toán. Tầm hoạt động của cơ quan Phượng Hoàng rất đa dạng, tôi không đủ tư cách để nói, nên tôi chỉ tóm lược như trên. Tôi nghĩ rằng những người có thẩm quyền nói về vấn đề này phải là những viên chức cao cấp hơn như Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình hoặc Tướng Trang Sĩ Tấn. Hai vị Tướng nầy có đến tham dự những buổi ra mắt sách "Ðóa Hồng Gai" của tôi tại Hoa Kỳ để ủng hộ tinh thần tôi.

SGT: Nghe nói, sau 30/4/1975, Bà đã tham gia phục quốc, rồi bị CS bắt và hành hạ?

B. NTN: Thưa không phải vậy. Tôi xin nói rõ, sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi không bị bắt vì hoạt động trong tổ chức Phục Quốc vì Công An không biết. Việc tôi bị bắt là do chính quyền địa phương theo dõi và tầm nã bắt tôi về tội làm việc cho cơ quan Phượng Hoàng mà trốn không đi trình diện, chứ không phải bắt vì tôi hoạt động cho Phục Quốc.

Trong thời gian lấy lời khai, Công An đã áp dụng tất cả mọi biện pháp để khai thác, chẳng hạn như: Tên Phạm Tiến, người cao, gầy, nước da ngăm đen, mặt lúc nào cũng lạnh lùng, thường tra khảo tôi rất gắt. Mỗi lần tôi trả lời điều gì mà hắn không vừa ý, hắn thường nhìn chòng chọc thẳng vào mặt tôi như muốn ăn tươi nuốt sống, miệng quát lớn: "À! Chị ngoan cố hả? Rồi chị biết tay tôi." Rất nhiều lần hắn tát tai tôi. Có lần, Phạm Tiến đã đứng dậy thoi thẳng vào mặt tôi. Tôi choáng váng mặt mày, máu mũi trào ra. Tôi đã phải trải qua hàng trăm giờ bị chất vấn về đủ thứ chuyện không đâu vào đâu, và phải lãnh nhận không biết bao nhiêu lời nhục mạ, phỉ báng, dọa nạt cũng như những lời châm biếm, diễu cợt.

Nhưng tại nạn đã gây khủng khiếp cho đời tôi và biến tôi thành kẻ tàn phế vĩnh viễn: Một hôm tôi bị lên cơn sốt nặng, xin nghỉ đi lao động, nhưng tên cán bộ quản giáo là Thiện không cho, bắt tôi phải vào toán gánh lúa vào kho. Không may cho tôi là tên cán bộ Trương Thị Thanh Tặng, một người có nhiều ác cảm với tôi, lại đang trông coi toán này. Tặng bắt mỗi người phải gánh mỗi chuyến 40 kg lúa, nhưng hôm đó tôi bị sốt, sức rất yếu, tôi chỉ có thể gánh 30 ký. Tặng gọi tôi đứng lại và quở mắng tôi. Nghe y thị nói xong, tôi bước đi với gánh lúa trên vai, không nói một lời nào. Tặng liền gọi giựt lại. Tôi chưa kịp ngừng thì Tặng chạy theo kéo gánh của tôi lại. Tôi đang lên dốc với gánh lúa 30 kg trên vai nên mất thăng bằng, té ngã xuống hố, thân mình đau đớn, không đứng dậy được. Qua biến cố này, tôi bị gãy xương háng, nhưng không được cho đi chữa trị, nên trở thành tàn phế.

SGT: Thưa Bà đã sang Mỹ vào năm nào, trong hoàn cảnh nào?

B. NTN: Tôi đến Mỹ theo chương trình H.O.10, vào tháng 11 năm 1992. Ðiều khó khăn đối với tôi là lập hồ sơ xuất cảnh, vì giấy tờ bị mất hết. Tôi phải đút lót tiền cho các nhân viên giữ hồsơ,mớixinđượcbảnsaomộtsốgiấy tờ cần thiết.

SGT: Ðộng cơ nào khiến Bà viết hồi ký "Ðóa Hồng Gai"? Trong thời gian viết, Bà đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Qua hàng loạt kỷ niệm được trình Bày trong cuốn hồi ký, kỷ niệm
nào khiến Bà xúc động nhất?


B. NTN: Tôi đã có ý định viết hồi ký từ khi còn ở trong tù để cho các thế hệ mai sau biết được những gì đã xẩy ra dưới chế độ cộng sản. Tôi gặp thuận lợi là những điều tôi viết ra đều là những điều tôi đã chứng kiến hoặc tôi chính là nạn nhân. Vấn đề là phải viết như thế nào để độc giả và các thế hệ mai sau có thể thấy rằng tôi đã ghi lại những sự kiện lịch sử một cách khách quan, không bị chi phối bởi lòng hận thù. Khi viết cuốn hồi ký này, khi viết đến thân phụ và thân mẫu tôi, tôi bị xúc động mạnh nhất. Tôi phải dừng lại nhiều lần để gạt nước mắt sau đó mới viết tiếp.
SGT: Hoàn cảnh gia đình của Bà hiện nay ra sao, và những dự định trong tương lai gần và xa của Bà như thế nào?

B. NTN: Năm1975, khi bị bắttôi mới 24 tuổi, chưa có gia đình, chỉ có người yêu. Nhưng khi tôi bị tù, người từng nói yêu tôi cũng quay mặt đi. Ra khỏi tù, tôi bị tàn phế, nên không thể lập gia đình được nữa. Tôi còn mấy người chị hiện đang sống tại Việt Nam. Chồng của các chị là Sĩ Quan hay Hạ Sĩ Quan, nhưng có người đã tử trận trước 1975và cũng có người đi tù mấy năm về rồi bệnh chết. Do đó, hoàn cảnh của các chị tôi rất đáng thương. Tôi rất buồn vì tôi không làm gì được để giúp họ, vì tôi đang là người tàn phế. Tương lai, tôi ao ước cuốn hồi ký của tôi được dịch ra tiếng Anh để người ngoại quốc có thể biết rõ hơn thân phận của người dân Việt Nam dưới chế độ cộngsản.Tôi đang cố gắng để việc này được thực hiện.
SGT: Cuối cùng, xin Bà cho biết, qua cuốn hồi ký "Ðóa Hồng Gai", Bà muốn ký thác tâm sự gì với quý đồng hương?

B. NTN: Thưa quý vị, như đã nói trên, qua cuốn Hồi Ký Ðóa Hồng Gai, tôi muốn nói với đồng hương hải ngoại rằng chúng ta phải cố gắng hơn nữa để sớm giải phóng quê hương khỏi chế độ cộng sản. Tôi cũng mong những người khác sẽ ghi lại những biến cố lịch sử mà họ đã chứng kiến trên đất nước để cho các thế hệ mai sau và thế giới biết rõ những gì đã xẩy ra trên quê hương chúng ta. Nhân đây tôi xin trân trọng kính mời đồng hương vui lòng bỏ chút thì giờ đến dự buổi ra mắt tác phẩm "Ðóa Hồng Gai" của tôi.

SGT: Chân thành cảm ơn thì giờ quý báu của Bà, và kính chúc Bà thành công trong chuyến viếng thăm và ra mắt sách tại Úc.

Hữu Nguyên

Wednesday, May 14, 2008

33 - Năm Nhớ Người Anh Hùng Vô Danh


Sưu tầm

Trong quân sử của cuộc chiến Quốc Cộng kéo dài từ 1954 -1975, có khá nhiều chiến công hiển hách của những đơn vị, của từng cá nhân QLVNCH. Người lính miền Nam từ cấp chỉ huy đến hàng binh sĩ đã lập và ngăn chặn từng đợt xâm lăng từ miền Bắc Việt Nam, người anh em cùng chung huyết thống, cùng mang dòng máu Lạc Hồng, nhưng đã đánh mất tình người - U mê với chủ thuyết không tưởng cộng sản, bằng vỏ khoác thế giới Đại Đồng, nhưng thật ra là tàn bạo, dã man và đê hèn mới chính là điều căn bản của họ. Và đau đớn biết bao, từ thế hệ này đến thế hệ khác, thanh niên miền Nam cùng nhau gia nhập quân ngũ, dắt dìu nhau vào nơi lửa đạn, để truy diệt kẻ xâm lược. Từng gia đình, từng cá nhân mặc nhiên chấp nhận sự thua thiệt, mọi thương đau, đem sức mình đóng góp vào cuộc chiến ngăn chặn ấỵ Những mong có một ngày kẻ giao rắc tai ương cho dân tộc sẽ nhận ra sự phi lý, nhận ra thân phận mình đang dùng súng đạn để tương tàn, nhận chìm Tổ quốc, dân tộc vào vũng lầy của máu, của thịt da mình chính mình và rồi họ cũng sẽ nhận ra chiến tranh phi nghĩa do họ khởi xướng đã hủy hoại tàn nhẫn quê hương, chung quy chỉ vì muốn áp đặt chủ nghĩa chính trị không giống ai, nó chỉ là mục đích phục vụ cho mưu đồ của ngoại nhân. Và họ sẽ từ bỏ giấc mơ điên cuồng, cả hai bên cùng gác súng, trở về chính mình chung lo gây dựng những đổ nát hoang tàn, chữa trị những vết thương đang hóa dòi trên thân thể Mẹ già Việt Nam. Thật phũ phàng và cay đắng, tất cả chỉ là ác mộng, đã thắt cổ chết treo cho mọi mơ ước, mọi cầu mong của dân Việt. Cuộc chiến cũng đã chấm dứt, tiếng súng cũng đã thôi vang vọng bên tai mọi người.

Nhưng ngay khi tiếng súng vừa im lặng trên quê hương, cũng là lúc bạo tàn tủi nhục và nước mắt được đong đầy, ngập khắp lãnh thổ miền Nam, đâu đâu cũng chỉ thấy vang lên tiếng than, tiếng khóc. Nỗi thống khổ nặng như tảng đá đè trên thân xác mỗi người, lù lù trong mỗi gia đình một tiền oan nghiệp chướng. Người lính VNCH phải buông súng trong tức tưởi nghẹn uất, có người còn ngơ ngác hỏi: Lẽ nào ta lại quy hàng? Trong tất cả các bài học về quân sự, mọi binh thư binh thuyết, những huấn luyện của thượng cấp đã có người lính nào nghe thấy một lời nhắc đến sự quy hàng? Thế mà bây giờ họ lại được lệnh gác súng. Không đau không uất sao được. Tất cả quân nhân VNCH, không riêng một ai từ chiến binh đến hàng tướng lãnh đều chung nỗi đau chảy máu. Trong nỗi đau, sự ngỡ ngàng, uất nghẹn ất đã có rất nhiều quân nhân QLVNCH tuẫn tiết để trọn nghĩa nặng với non sông đất nước, chẳng riêng năm vị tướng anh hùng mà còn rất nhiều mgười đã chọn cái chết để tạ lỗi với quê hương với dân tộc. Như trường hợp một hạ sĩ quan nhất định không cởi bỏ binh phục, đã tự cho nổ trái lựu đạn, thân xác tan nát trước sự bàng hoàng và kính phục lẫn thương xót của hai đồng đội và dân chúng ngay trước cửa tiệm phở đường Trương Tấn Bửu, Phú Nhuận và như câu chuyện nước mắt và bi hùng của năm người lính Nhẩy Dù, sau khi nhận được lệnh buôn súng, họ đã cùng nhau uống những giọt cà phê cuối cùng trong bi đông, hút điếu thuốc quân tiếp vụ chót, xé bao lấy cái hình người lính trong tư thế tác chiến, dưới bóng Quốc Kỳ, bỏ vào túi áo ngực của mỗi người.

Sau cùng, họ: Năm người chiến binh Mũ Đỏ dõng dạc nói với những người dân cư ngụ chung quanh gần hồ tắm Cộng Hòa, gần Ngã tư Ông Tạ đang thập thò nhìn coi họ sẽ làm gì: “Vĩnh biệt bà con, chúc bà con ở lại mạnh khỏe và may mắn. Xin bà con dang xa chúng tôi để tránh sự nguy hiểm”. Mọi người còn ngơ ngác, cứ tưởng anh em bảo họ tránh xa làn đạn giao tranh. Nào ngờ năm người lính Mủ Đỏ đã ngồi xuống thành vòng tròn, lấy từ trong ba lô ra Quốc Kỳ VNCH, trải trên mặt đất. Cả năm người cùng dang rộng vòng tay rút chốt trái lựu đan, bỏ lên lá cờ và cùng nhau gục xuống. Tiếng nổ đanh gọn, kết thúc cuộc sống của họ. Thịt da tan nát cùng lá Quốc Kỳ. Họ ra đi chỉ cách nhà Mẹ tôi có chừng 100 mét. Người dân thương xót họ nhưng chỉ dám khóc thầm. Giặc đã vào đến tận nhà. Đồng lúc ấy, cộng quân cũng bắt đầu trả thù, khởi sự báo oán trên sinh mệnh người lính VNCH và trên sự an toàn hạnh phúc của dân chúng miền Nam, cùng đi song hành với sự trả thù hèn hạ, tàn bạo là những tấm gương bất khuất của người lính, thà chết chứ nhất định không đầu hàng giặc.

Sự anh dũng hy sinh đã diễn ra khắp trên bốn vùng chiến thuật và trong tất cả các quân binh chủng, chủ lực, quân sự, bán quân sự, thậm chí ngay cả anh nhân dân tự vệ nhà ở Cống Bà Xếp – Hòa Hưng - đã treo cổ chết nơi sau nhà để khỏi bị giặc hành hạ. Tại đây tôi chỉ xin kể lại một tấm gương can đảm và anh dũng, bất khuất của một Biệt Động Quân, chính anh đã hứng chịu sự trả thù và cả gia đình anh cũng không thoát khỏi sự hành hạ tinh thần liên tục. Sự trả thù đáng được gọi là điển hình theo quan niệm của cộng sản. Người anh hùng đó là Thiếu tá Trần Đình Tự – Tiểu Đoàn Trưởng tiểu đòan 38/BĐQ - Liên Đoàn 32 BĐQ (Liên Đoàn 5 cải danh). Trước khi nói về ái chết bi thương của Tự, xin cho tôi được viết vài dòng ngược về dĩ vãng đời anh, theo như thân mẫu anh cho biết.

Trần Đình Tự sinh năm 1943 ở Hà Nội, lúc nhỏ học trường tiểu học Ngô Sĩ Liên – phố Hàm Long – nhưng nhà lại ở khá xa, mãi tận phố Hàng Than, nhưng rất chịu khó đi bộ một mình đến trường mà không phải phiền ai đưa đón. Thân phụ của Tự là công chức, làm việc trong Tòa Thị Chính Thành Phố; thân mẫu Tự là giáo viên, bà dạy tại trường tiểu học ngoại ô Hà Nội. Có lẽ sinh hoạt hàng ngày va cuộc đời Tự là do sự giáo dục của gia đình ảnh hưởng trực tiếp từ bà Mẹ: trầm lặng và ngăn nắp. Năm 1954, được 11 tuổi, Tự được Cha, Mẹ đem vào miền Nam theo cuộc di cư vĩ đại của người Việt. Tại Saigòn Tự học trung học nơi ngôi trường có truyền thống giáo dục tốt đẹp vì trước kia thuộc hệ thống giáo dục và quản trị của giáo hội công giáo Việt Nam trường Hồ Ngọc Cẩn. Và cũng theo lời thân mẫu anh thì ngay từ lúc mới biết làm toán Tự rất giỏi môn toán, mỗi năm mỗi lớp Tự luôn đứng số một, các môn còn lại thì Tự luôn luôn kém hoặc chỉ ở trung bình mà thôi. Mọi chuyện đã tưởng cứ bằng phẳng theo dòng đời, nhưng sau khi đậu xong tú tài toàn phần ban toán Tự sẽ lên Đại Học tiếp tục con đường học vấn, vì chưa đến tuổi nhập ngũ như luật định, anh đã không làm theo những mong muốn của Cha Mẹ. Tự đã làm đơn nộp Bộ Quốc Phòng xin được nhập ngũ để được theo học khóa 14 sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, điều này đã tao ra nỗi phiền lòng của gia đình trong một thời gian khá dài.

Mãn khóa, Trần Đình Tự được bổ sung về Trung tâm Huấn Luyện Chi lăng , ở miền Tây Nam phần cũng sáu tháng sau, Tự lại gây ưu phiền cho gia đình, nhất là với Mẹ già. Anh làm đơn xin gia nhập binh chung Biệt Động Quân. Trần Đình Tự được tại nguyện. Tự đã đậu thủ khoa trường sinh ngữ Quân Đội và được cử đi học khoá huấn luyện chỉ Huy “Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy” tại tiểu ban Kentucky Hoa Kỳ trong vòng một năm (1968). Ngày tôi hết phép mãn khóa SQTB/TĐ, về trình diện Tiểu Đoàn 33/BĐQ ở Biên Hòa, Tự đã có mặt tại đơn vị này từ lâu rồi. Nhớ lại, lần đầu tôi gặp Trần Đình Tự, tôi chào anh theo quân cách, Tự không chào đáp lại, mặt nghênh nghênh và cổ thì quẹo qua một bên – vẽ cao ngạo –Tôi ghim trong đầu, và tự nhiên thấy có thành kiến: Tự khinh người và thế là tôi cũng thấy không thích Tự, quẩn quanh với ý tưởng có dịp sẽ chơi lại. Tôi đem chuyện này nói với vị sĩ quan đàn anh và cũng là thầy dạy tôi trong trường sĩ quan Thủ Đức, tôi than phiền về thái độ ngạo mạn của Tự, vị sĩ quan đàn anh cười ngất “tội nghiệp nó, không phải phải nó hay nghênh hay kêng kiệu gì đâu. Niễng niễng cần cổ là có tật đấy, có lẽ lúc nhỏ bị gió máy nên mới vậy. Bản tính nó trầm lặng, không phải nó ngạo mạn. Tôi biết tính nết Tự rất nhiều” và anh khuyên tôi ráng hoà nhập với đời sống quân ngũ rồi sẽ quen.

Thời gian qua đi theo năm tháng, chúng tôi sống, phục vụ trong cùng đơn vị đã đến vị chỉ huy thứ tư, và cũng đã có rất nhiều đổi dời trong đơn vị, nhiều chiến hữu đồng đội đã ra đi, chuyển đến đơn vị mới, có nhiều anh em hành quân đã ở lại với cây cỏ, núi rừng không chịu về với đồng đội nữa. Thời gian này Tự là ĐĐT/ĐĐ3/TĐ33 và tôi là chỉ huy ĐĐ4. Hai đứa chúng tôi đã là bạn thân cùng nhau dong duổi trên các miền lửa đạn. Năm 1971 trong chiến dịch hành quân ngoại biên –QLVNCH mở những cuộc hành quân sang tận Campuchia, truy diệt và tiêu hỷ những căn cứ cộng sản VN. Tháng 2 năm 1971, trong cuộc hành quân trực thăng vận nhẩy vào căn cứ của SĐ7 cộng sản (công trưòng 7). Trong lúc giao tranh, Tự bị trúng mảnh đạn súng cối vào đầu, Anh được trưc thăng tải thương về tổng Y Viện Cộng Hòạ Tự rời TĐ 33 BĐQ từ đó.

Mùa hè 1972, cộng sản Bắc Việt dùng đại quân ồ ạt tấn công trên khắp mặt trận, nặng nhất là Quảng Trị, hàng chục sư đoàn vượt sông Bến Hải, vượt biên giới Việt Lào đồng loạt tiến công như cuồng lưu, như biển rộng. Do đó Bộ TTM/QLVNCH đã điều động LĐ5 BĐQ không vận ra tăng cường cho mặt trận Quảng Trị. Ngay từ lúc LĐ5 vừa đến nơi được chỉ định thì đã gặp SĐ 308 tổng trừ bị của CS, với tất cả ưu thế về hoả lực và quân số sư đoàn này đã điên cuồng tấn công LĐ5 BĐQ, với sự chênh lệch quá xa về lực lượng đã khiến LĐ 5 vừa đánh vừ lui dần về phía sau để chờ tăng viện nhưng khi đến khu vực cầu Trường Phước, đoạn QL 1 cũ, LĐ 5 đã bị chặn bởi 2 trung đoàn địch có tăng cường đại pháo và xe tăng. Địch đánh cả hai mặt Tây và Tây Bắc. TĐ 38 BĐQ do Thiếu tá Vũ Đình Khang chỉ huy, Trần Đình Tự là sĩ quan hành quân (trưởng bản Tiểu Đoàn ) nhận được lệnh của Trung tá LĐ trưởng Ngô Minh Hồng, phải đánh cản hậu, tìm cách chặn đứng sức tấn công cuồng bạo của địch để LĐ rút qua sông (Gồm TĐ 30, 33 và BCH LĐ. Tiểu đoàn 38 đã hoàn thành trách nhiệm, riêng hai vị sĩ quan đầu đàn của đơn vị cũng hoàn thành trách nhiệm là ở lại sau cùng để “con cái” qua sông an toàn, phút chót chính hai ông thẩm quyền Vũ Đình Khang và Trần Đình Tự lọt vào tay giặc – trở thành tù binh – với lý do thật lãng xẹt cả hai ông đều không biết bơi, đang lay hoay cùng mấy người hộ tống nghĩ kế vượt con “rắn lục” thì bị giặc cõng ngược về hướng Bắc để qua sông bến Hải dong duổi tuốt về tận tỉnh Lạng Sơn, nơi có những nhà tù đã được thiết lập.

1973 Hiệp định Paris – ngưng bắn. Chiến tranh coi như chấm dứt, hai bên cùng ở yêu tại chổ của mình. Trao đổi tù binh, Trần Đình Tự trở lại với gia đình mũ nâu gắn bó đời mình với binh chủng Biệt Động Quân. Anh được thăng hàm Thiếu tá và được bổ nhiệm là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 BĐQ thay thế Thiếu tá Vũ Đình Khang, được cử đi LĐ 4 BĐQ làm TĐT tiểu đoàn khác. Nói là ngưng bắn nhưng thực tế chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày và ngày càng khốc liệt hơn. Thời gian này LĐ5 đã được cải danh thành LĐ 32 BĐQ, đang cùng với các LĐ/BĐQ bạn chịu trách nhiệm bảo vệ tỉnh Bình Long. Mặt trận An Lộc vẫn mỗi ngày nặng nề hơn vì cộng quân gia tăng áp lực, mở những cuộc tấn công liên tục.

Bắt đầu từ tháng 2/1975 trên toàn lãnh thổ VNCH tự nhiên vở ra từng mảng, khởi đầu la Ban Mê Thuộc bị thất thủ. Và, hết nơi này “di tản chiến thuật” đến “tái phối trí”. Liên Đoàn 32 BĐQ nhận lệnh rời bỏ An Lộc để về tái phối trí, thiết lập tuyến phòng thủ bảo vệ tầm xa cho Thủ Đô Sàigòn. Tuyến bố trí quân kéo dài một vòng cung từ Khiêm Hanh (Bầu Đồn) Tây Ninh, chạy qua Suối Cao – tạo thành một con đê chặn đứng cơn nước lũ Cộng sản từ các mật khu Dương Minh Châu, Bời Lời, Bến Súc, Bến Cát (Mật khu Tam giác Sắt), quyết không cho chúng xuôi chảy về Sàigon. Áp lực dù có nặng nề, cường độ giao tranh mỗi ngày một tăng, đạn pháo rơi xuống tuyến phòng thủ liên tục, ngày càng nhiều. Những người lính mũ nâu dưới sự chỉ huy gan dạ của LĐ trưởng Thuận Thiên vẫn giữ vững phòng tuyến – chưa có khúc ruột nào bị cắt đứt hay bị chọc thủng. Các TĐ 33, 38, 30 và Đại Đội trinh sát 5/BĐQ hàng ngày vẫn thi đua luộc những con cua sắt của địch, xe tăng địch bắn tàn sát cho bộ binh tiến lên nhưng cả người và xe cùng nằm lại bên giao thông hào sau khi đã được cho ăn no kẹo đồng.

Lần đầu cũng là lần cuối Trần Đình Tự đã cưỡng lại lệnh của cấp chỉ huy. Sau khi nhận lện buông súng và lời chào từ biệt của LĐT. Tự quay sang Đại uý Xường – Tiểu Đoàn Phó 38/BĐQ: “Đại uý Xường, tôi vừa nhận được lệnh mình phải buông súng đầu hàng. Đây là lần chót và cũng là lệnh anh nói lại cho các Đại Đội Trưởng rõ và thay tôi đợi”. Tụi nó điên nên gặp mình. Tốt nhất là Đại Uý dẫn anh em rút về gần BCH/LĐ đợi tại đó có gì còn dựa vào nhụu. Riêng tôi sẽ ở lại đánh nữa, đánh đến cùng. Tôi không đầu hàng – Tiếp đó Tự cho tập trung BCH/TĐ, trung đội thám báo nói cho họ biết là đã có lệnh đấu hàng, các anh em sẽ làm theo lệnh của Đại Uý Xường , còn ai muốn ở lại cùng chiến đấu với anh đến phút cuối cùng thì đứng riêng qua một bên. Lần lượt số người tách ra khỏi hàng được gần 40 chiến sĩ. Trần Đình Tự đưa tay chào Đại Uý Xường và các quân nhân dưới quyền, rồi dắt những người quyết tử tiến vào khu vực vườn khoai mì, có xen những cây mít, xoài rậm rạp để tiếp tục "ăn thua" với địch. Kết cục cuộc chiến cũng phải chấm dứt. Tự và anh em hết đan, địch tràn ngập, bắt tất cả những người còn sống sót (9 người) giải về sân trường tiểu học gần đấy. Tên chỉ huy của Cộng sản tiến về phía Tự lớn tiếng lăng nhục QLVNCH và chỉ ngay mặt Trần Đình Tự thóa mạ thậm tệ, bắt anh cởi quần áo vì lon Thiếu tá được may dính ngay trên cổ áo. Tự đứng yên, im lặng không nhúc nhích và nhất quyết không làm theo lời địch. Tên chỉ huy rít lên: “đến lúc này mà mày còn ngang bướng hả, đồ ác ôn uống máu người, bè lũ tay sai …. đã có lệnh đầu hàng rồi mà mày còn ngoan cố gây thiệt hại quá nhiều cho bên tao. Nhân danh cách mang ra lệnh cho mày muốn sống thì cởi ngay quần áo và nằm xuống, chúng mày đã bị bắt nghe rõ chưa. Tất cả chế độ ngụy quân, ngụy quyền tay sai của mày đã thua và đầu hàng rồi hiểu không? Tự cười nhếch mép rất đểu “Ai đầu hàng , nhưng tao thì nhất quyết không đầu hàng, bọn bay mới đích đáng là bè lũ ác ôn. Tất cả chúng mày đều là loài lang sói, đê tiện, tội đồ của dân tộc hiểu không?bắt được rồi chúng mày muốn làm gì thì làm, đừng có lải nhải nghe thối tai chịu không được!!”

Tên chỉ huy Việt Công tức tối nhìn Tự với tám quân nhân còn lại và nói: đem những thằng này ra bắn bỏ đi, toàn là lũ ác ôn không đó! Chúng dẫn Tự và các chiến sĩ Mũ Nâu quyết tử ra phía sau trường để bắn xối xả mấy loạt AK. Xác của họ bị quăng xuống đìa gần đó.

Câu chuyện về cái chết bi thương của Thiếu tá Trần Đình Tự được thuật lại bởi Đại Uý Xường trong những ngày ở tù kể cho tôi nghe (Đại Uý Xường cũng chết trong trại này sau nhiều lần vượt ngục không thành. Anh xuất thân từ khóa 22 trường Võ Bị QGVN ( Đà Lạt). Người thứ hai chứng kiến giây phút cuối cùng của Thiếu tá Trần Đình Tự là người lính truyền tin cho TĐT Trần Đình Tự, hắn cũng bị tàn sát cùng một lượt với “ông thày” và những anh em quyết tử khác. May mắn là Đức trọc – tên người lính sau loạt đạn đó chỉ bị thương vào phần bụng … và chân trái, giả chết. Khi Vc bỏ đi xa, Đức ráng bò vào nhà dân, được băng bó, mấy ngày sau họ thuê xe lam chở Đức về Saigon.

Đã 33 năm trôi qua, Trần Đình Tự chắc là đã siêu thoát? Hay còn mang nặng cõi trần vì hận thù ai oán, nỗi thương gia đình còn mang nặng linh hồn nên chẳng về nơi lạc cảnh.

Xin cho Trần Đình Tự và các chiến sĩ Mũ nâu quyết tử một nén hương lòng truy niệm để may ra nỗi hờn căm có phần nàp theo gió bay đi và Tự, các chiến hữu sẽ thênh thang nơi cõi trời cao rộng!!!

Lưu lạc quê người

Sưu tầm - Tháng 4 năm 1975

Monday, May 12, 2008

Một tấm lòng hướng về quê hương

Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận ở Bắc Cali

Tuyết Mai



Ngày 30 Tháng Tư là ngày Quốc hận, ngày đau thương nhất trong lịch sử VN cận đạị Cách đây 33 năm, vào ngày 30 Tháng Tư, năm 1975 Miền Nam đã bị bức tử, Cộng Sản đã dùng vũ lực xâm chiếm Miền Nam VN. Hằng trăm ngàn đồng bào miền Nam trong cơn kinh hoàng đã đổ xô vượt biên, vượt biển để tìm tự do, đã bỏ mình trong rừng sâu và trong biển cả. Để tưởng niệm những đồng bào đã bỏ mình cũng như để tưởng nhớ một biến cố đầy đau thương và tủi nhục, nhiều cộng đồng người Việt tỵ nạn trên khắp thế giới đã trang trọng làm lễ tưởng niệm. Cộng đồng Bắc California đã tổ chức lễ tưởng niệm Quốc hận vào lúc 11:30 trưa ngày 27 Tháng Tư , 2008 tại số 70 Heading , Santa Clara, Cali.

Tại địa điểm tổ chức có một banner lớn, màu đen chữ trắng “Lễ Tuởng Niệm Quốc Hận 30 Tháng Tư”, bên cạnh có nhiều cờ vàng và cờ HK phất phới tung bay trong nắng ấm. Hiện diện trong buổi lễ này có Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, Chủ tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến sĩ VNCH, Cựu Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Bình, nhiều viên chức chính quyền Hoa Kỳ trong đó có Thị Trưởng San Jose Chuck Reed , nhiều đại diện các đoàn thể VN và khoảng năm trăm đồng hương. Có rất nhiều người mặc quân phục VNCH.



Mở đầu là lễ chào quốc kỳ Mỹ Việt, đại diện các quân binh chủng QLVNCH trong quân phục đứng hàng dọc nghiêm chào trước lễ đài là bàn thờ Tổ Quốc với khói hương nghi ngút, cờ vàng ba sọc đỏ và bản đồ Việt Nam. Quốc ca VN được hùng dũng trổi lên trong lúc quốc kỳ VNCH phất phới tung bay giữa bầu trờ tự do.

Ông Nguyễn Ngọc Tiên, Chủ Tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Bắc Cali nói về mục đích tổ chức Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư. Ông nói, Tập đoàn CS đã thống trị quê hương VN ba mưoi ba năm qua, hằng trăm ngàn quân cán chính VNCH bị CSVN đày đọa khổ sai trong các trại tù, hằng triệu đồng bào đã bị đày đi các vùng kinh tế mới và hằng triệu người không chịu đựng nỗi chế độ hà khắc của CS phải bỏ nước ra đi, đã phải trả một giá rất đắc cho hai chữ “Tự Do”. Trong số những ngưới đó có rất nhiều người đã trả giá bằng cả sinh mạng của mình.



Hằng triệu đồng bào ở hải ngoại đã nỗ lực phi thường để đạt được sự thành công đáng kể, trong khi đó ở quốc nội CS đã phá hủy tất cả thuần phong tốt đẹp của dân tộc, dân VN có đời sống cơ cực chưa từng thấy. Nhưng may mắn thay trong nước có những người trẻ vươn lên, họ không ngại gông cùm,bạo lực mà bạo quyền của CS đe dọa. Chúng ta có những vị lãnh đạo tinh thần, Linh muc Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng. Thích Quảng Độ và biết bao nhiêu người trẻ VN, hàng hàng lớp lớp công dân như Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ... những người có lòng với dân tộc đang tiến lên, quyết tâm tranh đấu cho quyền làm người. Đây là cơ hội cho toàn dân chúng ta, quốc nội cũng như hải ngoại đồng quyết tâm tranh đấu.

Ông Tiên nói tiếp, sự hy sinh cao cả và sự quyết tâm của đồng bào cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức quồc tề, chúng tôi nghĩ rằng cơ hội đã đến. Chúng tôi kêu gọi và tin tưởng rằng với sự đoàn kết vững chắc của chúng ta hôm nay, chúng ta sẽ có được sức mạnh. Vận nước có lúc suy lúc thịnh, nhưng anh hùng hào kiệt nơi nào cũng có. Dân tộc VN còn , văn hóa VN còn, đất nước VN còn, với sự tin tưởng và với quyết tâm của chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ thắng được nguỵ quyền CS và chắc chắn chúng ta sẽ dành lại được VN, thực sự có tự do, dân chủ trong tương lai.



Sau đó Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, Hiền Tài Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch CĐ San Jose Nguyễn Ngọc Tiên…đã trang trọng đặt vòng hoa tưởng niệm ở đài tử sĩ trong tiếng kèn mặc niệm thật trầm buồn, làm cho không khí vô cùng trang nghiêm và cảm động. Theo sau là lễ niệm hương, nhiều vị đại diện trong cộng đồng San Jose được mời lên dâng hương lên bàn thờ Tổ Quốc. Quỳ trước bàn thờ Tổ Quốc một vị trong Ban Tổ Chức đọc tế văn rất bi aị Hồn thiêng sông núi như nương theo áng mây huơng cùng về đây chứng giám cho lòng thành của những đứa con đất Việt, dù lưu lạc chân trời nào, góc bể nào vẫn không quên Tổ Quốc thân yêu, quyềt một lòng tranh đấu cho đất nước, quê hương sớm có một ngày tự do, dân chủ.

Trong dịp này Ban tổ chức phát thanh sáu phút lời phát biểu của Linh Mục Phan Văn Lợi nói về biến cố đau thương Mậu Thân ở Huế năm 1968.

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại phát biểu, hôm nay một lần nữa chúng ta làm lễ tưởng niệm 30 Tháng Tư để tưởng nhớ ngày đau thương của Miền Nam Việt Nam, dưới bàn tay của Cộng Sản, ba mươi ba năm. Chúng ta gọi ngày này là ngày Quốc Hận, Đại diện cho Tập Thể Chiến Sĩ VN Hải Ngoại , chúng tôi xin long trọng, chúng ta gọi ngày này là Ngày Quốc Hận. Ngày này không thể được gọi là ngày gì khác. Dù rằng sau này chúng ta lấy lại VN. 30 Tháng Tư vẫn là ngày đau thương trong lịch sử, ngày này đất nước chúng ta bị chìm đắm.

Giáo Sư Nguyễn xuân Vinh nói tiếp, ông đại diện cho những chiến sĩ VN Hải Ngoại ghi nhớ và tri ơn hơn ba trăm ngàn chiến sĩ của chúng ta đã hy sinh cho chính nghĩa , đã bị tử nạn, đã bị tàn sát. Năm nay là năm kỷ niệm Mậu Thân, sau ba mươi ba năm chúng ta cũng nhớ lại thảm trạng khác, những nạn nhân bị tàn sát, cũng vì thế, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH đã in và mang từ Úc Châu sang đây một ngàn tấm bích chương ghi nhớ 30 Tháng Tư. Chúng ta không thể nào quên tội ác của CS và chúng ta nhớ mãi những vị tướng anh hùng của chúng ta.



Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh cũng long trọng tuyên bố, tất cả các cộng đồng, nơi nào có những chiến sĩ của QLVNCH, những chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia, những hậu duệ, con cháu của các chiến sĩ VNCH, chúng tôi lúc nào cũng sát cánh với cộng đồng để làm tăng trưởng chính nghĩa và góp phần xây dựng các cộng đồng ở hải ngoại, chống lại sự xâm nhập của CS. Giáo sư Vinh nhắc lại sự kiện trong những ngày tranh đấu dành lấy tên “ Little Saigon”, đồng hương Bắc Cali đã chứng kiến lúc nào cũng có những quân nhân mặc quân phục VNCH tham gia, Ông long trọng tuyên bố từ nay bất cứ nơi nào cần đến Tập Thể Chiến Sĩ VNCH thì xin quý vị cứ hô lên một tiếng , sẽ có sự hiện diện của chúng tôị Có tiếng vỗ tay vang rền tán dương lời tuyên bố long trọng này của Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh.

Phó Thị Trưởng San Jose Dave Cortese phát biểu, Tôi rất hân hạnh có mặt tại đây để cùng quý vị tưởng niệm ngày mất nước đau buồn của quý vị, được thể hiện qua những tấm bích chương, mẹ già xa con, gia đình ly tán…tuy nhiên sáng nay quý vị cần nói lên nhiều hơn cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ mai saụ Ở đâu có tìm kiếm tự do, dân chủ là có tôi, sẽ sát cánh với quý vị trong vấn đề này.

Lần lượt nhiều viên chức trong chính quyền Hoa Kỳ được mời lên phát biểu cảm tưởng. Chương trình tưởng niệm được chấm dứt trong một không khí rất cảm động.

Tuyết Mai

Sunday, May 11, 2008

Nêu Cao Tinh Thần Nguyễn Khoa Nam

Trong Ngày Giỗ Thứ 33 Của Người

Bài viết: Trần Kim Vy
Ảnh chụp: Trần Minh Tâm

ngày 4-5-08) Lễ giỗ thứ 33 của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa NamChiều Chủ Nhật 04 tháng 5 năm 2008 tại nhà hàng Ocean Palace đã có khoảng trên dưới 700 quan khách tham dự Lễ Giỗ và Tưởng Niệm cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, một trong năm vị hổ tướng đã tuẫn tiết thà chết theo thành chứ không để lọt vào tay giặc. Hành động anh hùng của danh tướng Nguyễn Khoa Nam đã để lại nhiều thương tiếc và kính phục, không những chỉ từ những quân nhân trong Quân Ðội VNCH mà ngay cả trong lòng toàn thể người dân Việt Nam từ quốc nội lẫn hải ngoại.

Theo lời của ông Nguyễn Khoa Tần trong tộc họ Nguyễn Khoa thì:

"Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam sinh tại Ðà Nẵng ngày 23-9-1927, gốc làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình văn học, tôn sùng đạo Phật. Thân phụ ông là cụ Nguyễn Khoa Túc, Thanh Tra Học Chánh thời Pháp thuộc tại Ðã Nẵng, hồi hưu năm 1941. Thân mẫu ông là cụ bà Công Tôn Nữ Mộc Cần, thuộc dòng Tuy Lý Vương. Trong nhiều khía cạnh, ông được thừa hưởng tất cả tinh anh của hai bên nội, ngoại.

"Ông là con trai giữa trong gia đình có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ còn lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại SàiGòn và đã hồi hưụ Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành giáo dục và cũng là cựu Thượng Nghị Sĩ dưới chế độ VNCH.

MC Nguyễn Khoa Diệu Thảo và MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên "Tướng Nguyễn Khoa đậu bằng Thành Chung Pháp năm 1944 sau đó bằng Tú Tài I năm 1946. Tốt nghiệp trường Hành Chánh Huế, ông làm việc tại Sở Ngân Sách Trung Việt cấp bậc Chủ Sự Phòng từ năm 1951.

"Cũng như nhiều thanh niên cùng lứa tuổi, ông đã bị gọi động viên, gia nhập khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức vào tháng 4 năm 1954. Mãn khóa tháng 10-1953, ông đã gia nhập binh chủng Nhảy Dù với cấp bậc Thiếu Úỵ Trong suốt thời gian từ tháng 12 năm 1953 cho đến ngày chia đôi đất nước vào tháng 7-1954, trên cương vị một Trung Ðội Trưởng thuộc Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù, Thiếu Úy Nam đã tham gia nhiều cuộc hành quân trên chiến trường Bắc Việt.

"Mùa hè 1955, là Ðại Ðội Trưởng thuộc Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù, Trung Úy Nam đã tham gia chiến dịch hành quân tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Thủ Ðô Sài Gòn. Cuối năm 1955, ông được bổ nhiệm chức vụ Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội Kỹ Thuật Dù. Trong thời gian này ông được cử đi viếng thăm các trung tâm huấn luyện Nhảy Dù tại Pháp và Nhật. Ðầu năm 1961, ông được thăng cấp Ðại Úỵ Năm 1962, Ðại Úy Nam được đề cử tham dự khóa học về Chiến Tranh Rừng Rậm tại Fort Braggs, đến năm 1963, khóa Bộ Binh Cao Cấp tại Fort Benning, Hoa Kỳ.

"Cuối năm 1965, ông được thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù. Tháng 02-1966, đơn vị ông tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Ðoàn 2 Bộ Binh tổ chức nhằm tấn công một đơn vị của Sư Ðoàn 2 Bắc Việt, và do chiến công này Thiếu Tá Nam được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương.

"Sau đó, ông được vinh thăng Trung Tá và được đề cử giữ chức vụ Chiến Ðoàn Trưởng Chiến Ðoàn 3 Nhảy Dù. Cuối năm 1967, chiến đoàn Dù do ông chỉ huy đã chiến thắng trận đánh đồi 1416 Ngok Van ở Kontum, tiêu diệt một Trung Ðoàn Chủ Lực Bắc Việt. Ông được ân thưởng Ðệ Tam Bảo Quốc Huân Chương và là sĩ quan thứ hai của Sư Ðoàn Nhảy Dù sau Trung Tướng Ðỗ Cao Trí, được trao tặng huy chương cao quý này lúc còn mang cấp bậc Trung Tá. Ông cũng được gắn huy chương Distinguished Service Medal của Tổng Thống Hoa Kỳ.

"Ðầu năm Mậu Thân 1968, các chiến đoàn Dù được nâng cấp thành các lữ đoàn. Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù được điều động về Sài Gòn tham gia trong trận Mậu Thân 1 và 2 ở ven Ðô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn và ông được vinh thăng Ðại Tá trong thời gian này.

"Ðầu năm 1970, ông được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh kiêm Tự Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Giữa năm 1970, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức tại mặt trận, cho đến tháng 10-1971 thì được vinh thăng Chuẩn Tướng Thực Thụ. Năm 1972, ông được vinh thăng Thiếu Tướng Nhiệm Chức và tháng 10-1973 được lên Thiếu Tướng thực thụ.

"Vào tháng 11 năm 1974, Thiếu tướng Nguyễn Khoa được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV - Quân khu 4 cho đến ngày 30-4-1975. Khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, với tư cách Tư Lệnh Quân Ðoàn IV - Quân khu 4, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã quyết định không đầu hàng địch và đã tuẫn tiết vào sáng ngày 01 tháng 5 để bảo toàn khí tiết của một vị tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ Ông tự sát khi mới 48 tuổi".

Nguyễn Khoa Hoạt chào mừng quan kháchCố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa đã khuất bóng 33 năm. Năm nay, Lễ Giỗ cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam có phần trang nghiêm và đặc biệt hơn những năm trước, vì ngoài gia đình tộc họ Nguyễn Khoa còn có sự tham dự đầy đủ của các Hội Ðoàn Quân Ðội tại Houston Texas qua lễ nghi quân cách, lễ trao quốc kỳ cho đại diện gia đình do cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường chủ lễ trước sự hiện diện của trên dưới 700 quan khách, đại diện các hội đoàn tương trợ, ái hữu và các cơ quan truyền thông Việt ngữ địa phương.

Chương trình tổng quát được điều hợp bởi hai MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên và Nguyễn Khoa Diệu Thảo là những con cháu đời thứ hai của tướng Nguyễn Khoa. MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên là phu nhân của nhạc sĩ Trúc Hồ, hiện là Giám Ðốc hệ thống truyền hình SBTN cũng là thành viên trong Ban Giám Ðốc và điều hành của Công ty Asia Network. Công ty này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào nền ca, vũ, nhạc kịch Việt từ thời tiền chiến cho đến hôm naỵ MC Nguyễn Khoa Diệu Thảo tốt nghiệp chương trình đại học với cấp bằng Tiến sĩ Dược khoa là phu nhân của Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Văn Diệụ Bác Sĩ Nha Khoa Diệu & Dược sĩ Thảo là đôi uyên ương rất dễ thương, có những đóng góp không nhỏ trong các sinh hoạt Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn tại thành phố Houston.

Mở đầu Lễ Giỗ, ông Nguyễn Khoa Hoạt ngỏ lời chào mừng quan khách. Ông nói rằng:

"Thừa lệnh ông Tộc Trưởng, tôi xin thay mặt bà con Tộc Nguyễn-Khoa tại quê nhà và hải ngoại để cảm ơn sự hiện diện của quý vị tại hội trường này vào ngày hôm nay để cùng chúng tôi cử hành Lễ Húy Kỵ một thân nhân trong gia tộc Nguyễn Khoa, đó là cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, một chiến sĩ QLVNCH, đã anh dũng hy sinh tính mạng của mình vào những ngày cuối cùng của nền tự do dân chủ tại miền Nam Việt Nam hầu bảo toàn thương vong cho đồng bào và các chiến hữu thuộc cấp.

"Sự ra đi vĩnh viễn của một danh tướng được lòng kính mến từ mọi tầng lớp dân và quân của miền Nam Việt. Sự hy sinh đã để lại cho hậu thế một gương sáng, để chúng ta có thể nhìn vào đó hầu xây dựng cho những thế hệ tương lai, hầu tạo dựng một niềm tin vững chắc hơn cho việc bảo tồn những di sản tinh thần vô giá mà Ông Bà Tổ Tiên đã để lại cho chúng ta đến ngày hôm nay"

Ông Nguyễn Khoa Khương, Tộc trưởng dòng họ Nguyễn Khoa chủ toạ Lễ Giỗ cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chào mừng quan khách và bà con nội ngoại đồng thời cảm ơn sự hiện diện đông đủ của tất cả mọi người Cảm tạ lòng thương mến của quan khách và đặc biệt các hội đoàn quân độị Ông Nguyễn Khoa Hoạt xúc động nói thêm:

"Ðã một phần ba thế kỷ trôi qua, đặc biệt năm nay, Lễ Húy Kỵ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được các hội đoàn quân đội tại địa phương và các vùng phụ cận đã không quản ngại giúp đỡ gia tộc Nguyễn Khoa trong phần nghi lễ quân cách để ngày húy kỵ thứ 33 của cố Thiếu tướng được thêm phần uy nghiêm và trang trọng. Chúng tôi không bao giờ dám quên nghĩa cử cao quý nàỵ"

Một thành viên trong gia đình được MC Diệu Thảo trang trọng giới thiệu là Tộc Trưởng lên khán đài đọc diễn văn chủ tọa Lễ Giỗ là ông Nguyễn Khoa Khương. Ðược biết ông Nguyễn Khoa Khương chính là thân phụ của MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên. Người viết xin đăng lại nguyên văn để độc giả biết được tâm tình của gia đình vị tướng mà mỗi khi nghĩ đến ai cũng sa lệ tiếc thương và kính phục:

"Kính thưa quý quan khách;
"Kính thưa quý vị đại diện các Quân, Binh chủng Quân Lực Việt , thưa bà con thân mến trong Tộc Nguyễn Khoa;

"Thật là vinh dự cho tôi được thay mặt bà con tộc họ Nguyễn Khoa để chủ tọa Lễ Giỗ cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn IV và Quân Khu 4 của Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày 30 tháng Tư 1975.

"Bình thường giỗ húy-kỵ là một lễ đơn giản và ấm cúng trong gia đình. Ðặc biệt năm nay Lễ Giỗ cố Thiếu tướng lần thứ 33 được thêm phần trang trọng nhờ các cựu chiến sĩ đại diện QLVNCH tham gia và thực hiện phần nghi lễ quân cách. Với tư cách đại diện Tộc trưởng họ Nguyễn Khoa ở hải ngoại, tôi xin thành thật cảm tạ sự tham gia đặc biệt của quý vị đại diện các Quân, Binh chủng QLVNCH.

Sĩ Quan nghi lễ TSQ Hồ Sắc; HQ Ðinh Quang Tiến tiến lên khán đài để điều hợp buổi lễ theo nghi thức Quân Ðội "Tôi thường cảm nghĩ, và hôm nay xin mạo muội trình bày cùng quý vị, đức độ trong đời sống binh nghiệp và gia đình cũng như hành động tối hậu của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam là một tấm gương sáng đang tiếp nối truyền thống trung-hiếu-nghĩa của các tiền nhân tộc Nguyễn-Khoa trong lịch sử Việt Nam. Như có ghi chép trong gia phả Nguyễn Khoa và trong bộ Quí Hương Tiên Nguyên Sử, gần 5 thế kỷ trước, năm 1557, vị thủy tổ của tộc họ theo chân Chúa Nguyễn Hoàng trấn nhậm miền Nam từ dãy Hoành Sơn trở vàọ Qua các thế kỷ, vì lập công trạng lớn với quốc gia, có bốn vị trung thần thuộc tộc Nguyễn Khoa được phong chức hiệu "Khai Quốc Công Thần" và tước vị "Quận Công" và không biết bao nhiêu vị khác đã giữ những nhiệm vụ và chức vụ quan trọng tại triều đình Huế và ở các miền gần xa, kể cả biệt phái bình định giúp nước lân cận. Lịch sử đã gây cảm hứng cho một giáo sư người Pháp, ông Georges Rivière, và ông đã viết bài sưu khảo tỉ mỉ đăng trong tạp chí Biên Khảo Cố Ðô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hue) với tựa đề "Một Dòng họ Trung Thần" (Une Lignée de Loyaux Sujets).

"Nói riêng về tướng Nguyễn Khoa Nam, tôi xin nhắc lại lối hành xử của một viên tướng dũng mãnh khác trong tộc Nguyễn Khoa đúng 200 năm về trước, tức là năm 1775: đó là Kiệt Tiết Tướng quân Nguyễn Khoa Kiên, đã dùng gươm tử tiết khi bị bão đắm tàu và cô thế, thay vì nghe lời dụ dỗ mời phục chức tương đương của địch. Lúc tuẫn tiết, dũng tướng Nguyễn Khoa Kiên được sắc phong "Hầu Tước Triệu Thành", với chức hiệu "Chiêu-Dũng Tướng Quân Cẩm-Y Vệ", tức là Tham Mưu Trưởng Biệt Quân Hoàng Gia (mặc Cẩm y, tức là quân phục màu đỏ tím).

"Nói về khía cạnh đạo đức, chúng ta nhớ lại một vị Thượng-quan thuộc tộc Nguyễn Khoa, cảm thấy buồn bực trước sự bất lực của Triều đình đối với quân Pháp thuộc địa, đã treo ấn từ quan để xuất gia, rồi tu hành chính đạo trở thành Ðại Sư Viên Giác, lập nên chùa Ba-La-Mật có tiếng ở Huế, và tạo nên dòng tu có nhiều danh sư như Hòa Thượng Viên Thành và Hòa Thượng Thích Trí Thủ.

"Chúng ta nhắc lại lịch sử oai hùng của quốc gia cũng như lịch sử các vị đã dày công bảo vệ giang san, không phải chỉ để ôn cố tri tân suông. Chúng ta ước mong các thế hệ trẻ sau này, bất cứ ở nơi nào, nhìn lại lịch sử để tri ân và tôn vinh các bậc tiền nhân đã có công lớn với nước nhà, nhất là luôn luôn cố gắng trau giồi và hành xử thế nào cho xứng đáng là hậu duệ của các ngài.

"Tôi xin cảm tạ tất cả quý vị đã có lòng đến dự Lễ Giỗ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam hôm nay, tỏ lòng ngưỡng mộ một trong số các sĩ quan và chiến sĩ vị quốc vong thân."

Trước bàn thờ có di ảnh của vị tướng hùng anh QLVNCH Nguyễn Khoa , một chương trình Lễ Nghi Quân cách do các hội đoàn quân đội thực hiện hết sức trang nghiêm và cảm động. Ðiều động và sắp xếp công việc sau hậu trường, người viết thấy có cựu Ðại Tá Nhảy Dù Liêu Quang Nghĩa, cựu Trung Tá TQLC Nguyễn Văn Phấn, cựu HQ Ðại Uý Lưu Ðức Huyến. Trên khán đài có hai sĩ quan nghi lễ là HQ Ðinh Quang Tiến và TSQ Hồ Sắc đồng điều hợp chương trình Lễ Nghi Quân Cách thật nhịp nhàng, các cựu quân nhân phía dưới vào hàng thật nghiêm chỉnh.

Sau nghi lễ rước Quốc Quân Kỳ là Lễ chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ và VNCH, là phút mặc niệm để tưởng nhớ công ơn tiền nhân đã có công dựng nước và những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ gìn giữ giang sơn tổ quốc VN, những chiến sĩ, quân dân cán chính VNCH và Ðồng Minh đã hy sinh để bảo vệ tự do cho miền Nam VN, và những chiến sĩ đã bỏ nình trong lao tù CS. Chúng ta cũng không quên nhớ đến những đồng bào thân yêu của chúng ta đã bỏ mình trên biển cả rừng sâu, trên con đường tìm tự dọ Ðặc biệt hôm nay chúng ta cùng tưởng nhớ đến cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa , và những anh hùng liệt sĩ đã tuẫn tiết hy sinh, nêu cao tinh thần bất khuất của quân nhân QLVNCH.

Cựu nghị sĩ Nguyễn Khoa Phước đại diện gia đình nhận Quốc Kỳ từ cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn TrườngSau Lễ An Vị Quốc Quân Kỳ là nghi lễ trao quốc kỳ VNCH cho thân nhân cố thiếu tướng Nguyễn Khoa. Ðây là lá Quốc Kỳ lẽ ra được phủ trên quan tài của bất cứ chiến sĩ nào đã hy sinh tánh mệnh cho Tổ Quốc. Nhưng trường hợp của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa tuẫn tiết trong thời điểm đau thương của đất nước nên QLVNCH dù muốn thực hiện nghi lễ tri ân này cũng không thể nào thực hiện được. Hôm nay trong dịp gia đình tộc họ Nguyễn Khoa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 33 cho tướng Nguyễn Khoa Nam, các Hội đoàn Quân đội dưới sự chủ toạ của Thiếu Tướng Mạch Văn Trường tiến hành nghi lễ trang trọng này nhằm làm ấm lòng gia tộc Nguyễn Khoa và bày tỏ lòng tôn kính của người còn sống đối với anh linh của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.

HQ Ðinh Quang Tiến kể lại rằng: "Kính thưa quý vị, 33 năm trước, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa , Tư Lệnh Quân Ðoàn 4, Quân khu 4, đã anh dũng tuẫn tiết không đầu hàng địch quân. Nhưng trong hoàn cảnh đau thương của đất nước lúc bấy giờ, QLVNCH đã không thể truy điệu an táng Thiếu Tướng theo lễ nghi quân cách. Hôm nay, lễ giỗ lần thứ 33 của Thiếu tướng, tập thể Quân Nhân các Quân Binh chủng QLVNCH tại Houston kính cẩn nghiêng mình trước hương linh của vị anh hùng liệt sĩ Nguyễn Khoa Nam, và xin trao Quốc Kỳ VNCH tượng trưng cho hồn thiêng sông núi của Tổ Quốc VN, ghi ơn người anh hùng dân tộc đến Gia Tộc Nguyễn Khoa".

Nghi lễ trao cờ được bắt đầu, Phan Thuận một cựu sĩ quan HQ đến trước mặt cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường chào kính và escort cựu Tướng Mạch Văn Trường lên khán đàị Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Văn Diệu đến chào và escort ông trưởng tộc Nguyễn Khoa Phước lên khán đàị Sĩ quan phụ tá Lê Ðắc Lực (81 Biệt Cách Dù) tiến lên bàn thờ, nghiêm chỉnh chào tay di ảnh Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam rồi nâng lá Quốc Kỳ trên bàn thờ xuống trao cho Thiếu Tướng Mạch Văn Trường. Cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường có đôi lời cùng đại diện gia tộc Nguyễn Khoa và trao quốc kỳ VNCH cho ông Nguyễn Khoa Phước trong khi đó quân nhạc tấu kèn Bế Quân Hiệu. Các hội đoàn quân đội trong tư thế nghỉ và tan hàng chấm dứt phần Lễ Nghi Quân Cách.

Từ trái: Nguyễn Khoa Diệu Quyên, Nguyễn Khoa Diệu Thảo, ông bà Nguyễn Khoa PhướcÔng Nguyễn Khoa Phước người em ruột của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam xúc động nói lên lời tri ân chân thành đến cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường và toàn thể các cựu chiến sĩ đã thực hiện một nghi thức trang trọng mà 33 năm qua gia đình ông mới nhận được lá cờ tượng trưng hồn thiêng sông núi trong đó có sự chứng giám của anh linh vị Tướng trong QLVNCH là người anh người em người bác người cậu của gia tộc họ Nguyễn Khoạ Chương trình tiếp tục với nghi thức viếng di ảnh và dâng hương lên bàn thờ cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa.

Chia xẻ cùng quan khách hiện diện những kỷ niệm thực về cái chết bi hùng của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là cựu Y sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng giám đốc Tổng Y viện Phan Thanh Giản, người đã chôn cất cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Một câu chuyện cuối cùng xảy ra giữa Thiếu Tướng Nguyễn Khoa và cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, người nhận lệnh cuối cùng lo cho sự an toàn của 16 ngàn quân lính và gia đình của họ được tướng Trường kể lại từng chi tiết. Ðặc biệt bà Nguyễn Khoa Phước, người em dâu thuật lại việc cải táng người anh chồng là cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam như thế nào trong lúc chồng bà là ông Nguyễn Khoa Phước còn bị CS nhốt trong tù. Sau đó là phần phát biểu của cựu Y Sĩ Thiếu Tá Nhảy Dù Trần Văn Tính. Bài nói chuyện của ông Trần Văn Tính thật xúc tích nêu cao được "TINH THẦN NGUYỄN KHOA " như sau:

Y Sĩ Thiếu Tá Nhảy Dù Trần Văn Tính với đề tài"Kính thưa quý bậc Trưởng Thượng và quý Niên Trưởng tôn kính; Kính thưa quý vị cùng quý anh chị em trẻ thân mến:

"Trước anh linh Thiếu Tướng Tư Lệnh, và sự hiện diện quý báu của Quý vị, chúng tôi xin góp chút tâm tình, để cùng quý vị và gia tộc Nguyễn Khoa, tưởng niệm vị Anh hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong Thân: NGUYỄN KHOA NAM.

"Trong quân sử Hoa Kỳ và VNCH, có ghi một chiến tích lừng danh trên ngọn đồi chiến lược 1416 trong cuộc Hành Quân Phối Hợp Việt-Mỹ được đặt tên là Darkto tại tỉnh Kontum vào tháng 10 năm 1966. Song song hành quân với Lữ Ðoàn 173 Nhảy Dù của Hoa Kỳ, Mũ Ðỏ Trung Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù VN gồm các TÐ3, TÐ6 và TÐ8ND. Ðịch có một Trung Ðoàn chạm trán TÐ1/LÐ Hoa Kỳ và một Trung Ðoàn khác đánh với TÐ8ND Việt.

Kết quả: Ðịch bỏ lại hơn 300 xác chết; phía ta có khoảng 50 tử thương và bị thương. Riêng phía HK, có một số mất tích rất khó hiểu, có lẽ vì hết đạn. Tổng Thống Hoa Kỳ L.B. Johnson đã tặng huy chương Silver Star cho Mũ Ðỏ Trung Tá Nguyễn Khoa và huy chương Ðơn Vị Chiến Thắng cho TÐ8ND.

"Do gương can trường tại chiến trận, tài chỉ huy khéo léo và tính cẩn trọng cố hữu khi chuẩn bị hành quân cũng như khi trực tiếp điều động chỉ huy TÐ8ND của Mũ Ðỏ Nguyễn Khoa Nam, bên ta thắng lớn, ít thương vong và, đặc biệt khác với phía Hoa Kỳ, chúng ta không có ai mất tích. Cho đến nay, các vị tướng lãnh Nhảy Dù Hoa Kỳ vẫn còn ca tụng chiến thắng Darkto đồi 1416 và dùng làm tài liệu học tập quân sự.

"Với Hùng-Tài và Trí-Dũng đặc biệt ở đồi 1416 cũng như được thăng đến cấp tướng sau rất nhiều chiến công hiển hách khác, câu hỏi được đặt ra về Mũ Ðỏ Nguyễn Khoa Nam: (A) Người Từ Ðâu Tới? (B) Người Ðể Lại Những Gì? và (C) Người Ði Về Ðâu?

"A. Nguyễn Khoa đến từ lòng đất Mẹ VN như tất cả chúng tạ Người là một đứa con của đại dân Tộc Việt, gia tộc Nguyễn Khoa, một gia tộc với nhiều Văn Thần-Võ Tướng mở mang bờ cõi và phục vụ an dân, tận từ thời Chúa Nguyễn Hoàng vượt Ðèo Ngang, vâng theo câu "Hoành Sơn Nhất Ðái, Vạn Ðại Dung Thân" của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dân gian hay hát:

    Thương em, anh cũng muốn vô
    Sợ truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang
    Phá Tam Giang đày rày đã cạn
    Truông nhà Hồ, Nội Tán cấm nghiêm.

"Nội Tán đó là Nội Tán Ðại Thần Nguyễn Khoa Ðăng với công dẹp tan giặc cướp bình định an dân vùng truông cuối làng Hồ Xá và choa đào xả thêm nước Phá Tam Giang ra cửa biển Thuận An ở miền Trung. Tại miền, còn có nhiều chùa ghi lại công đức của Tổng Trấn Nam Kỳ Nguyễn Khoa Thuyên, và chúng ta có vị Ðại sứ VNCH đầu tiên tại Thái lan là cụ Nguyễn Khoa Toàn, người đã đặt nền tảng ngoại giao giữa hai quốc gia mà phúc lợi còn tồn tại đến ngày naỵ

    "Năm 1953, thanh niên Nguyễn Khoa là:
    Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt
    Xếp bút nghiên theo việc đao cung

    (Ðoàn Thị Ðiểm)

Nhận lệnh Cùng với những sinh viên ưu tú gia nhập trường Võ Bị Thủ Ðức trong thời kỳ phát triển Quân Lực do biến chuyển thời cuộc thực thi Ước Kết Atlantic Chrter ngày 14-9-1941; theo đó Thủ Tướng Anh Churchill đã phải đồng ý với Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt là, nếu được Mỹ tham chiến giúp Anh-Pháp thì sau khi thắng Thế Chiến II, phải để cho tất cả mọi Quốc Gia độc lập tự do theo tinh thần Dân Tộc Tự Quyết. Tất nhiên là Tự Trị với Quân Lực riêng của mình, hầu Tư Bản Hoa Kỳ có thị trường mở rộng trên thế giới và được mua bán tài nguyên chiến lược trực tiếp, khỏi phải qua các điều kiện thương mại bất lợi hay luật lệ khắc khe, có khi cấm đoán, của những nước chủ thuộc địa cũ.

"B. Ðến từ lòng đất Mẹ Việt Nam, sinh ra từ gia tộc Nguyễn Khoa, xuất thân từ Quân Trường Võ Khoa Thủ Ðức, tôi luyện trong Binh Chủng Nhảy Dù, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã để lại gì cho thế hệ tương laỉ Tuổi trẻ của chúng ta có thể học được gì?

"Với tư cách Y sĩ Trưởng Sư Ðoàn 7 BB, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 7 Quân Y, phục vụ cạnh Sáu lẽ Một (601 là Danh hiệu Truyền Tin Tướng Nguyễn Khoa Nam tự chọn cho mình ở Sư Ðoàn 7), chúng tôi xin ghi lại 7 "Kỷ Niệm" sáng soi cho tuổi trẻ.

"Thứ I: Hành quân ở cùng Ðồng Tháp, Ðại Tá tỉnh trưởng thỉnh cầu Thiếu Tướng Tư Lệnh ở tại dinh tỉnh trưởng, đầy đủ tiện nghi và an toàn. Tướng từ chối và cho Công Binh kéo một thùng sắt Conex chất bao cát chung quanh, làm chỗ ở sát cạnh Trung Tâm Hành Quân. Ăn uống đơn giản với Cơm Câu Lạc Bộ lấy về. Cả tại Hậu-Cứ Sư Ðoàn, cũng không có đầu bếp riêng: Ðức tính sống đơn giản, bình dị, không hề xa xỉ này, chúng ta có cố gắng theo không?

"Thứ II: Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 BB, rồi Tư Lệnh Quân Ðoàn IV kiêm Quân Khu 4, một vùng giàu có sung úc vào bậc nhất nước Việt Nam, nhưng tướng Nam không tậu nhà riêng, không có xe hơi riêng, không tơ hào tài sản, chẳng bao giờ tích lủy của cải riêng tư: Ðức tính Thanh Liên, Trong Sạch giữa môi trường đầy cám dỗ, chúng ta có học được không?

"Thứ III: Tại căn cứ Ðồng Tâm, hậu cứ sư đoàn 7BB, cho xây một hang đá Ðức Mẹ khổng lồ, nhưng trên bàn thờ cạnh đầu giường ngủ, lại có một tượng Phật nhỏ, rồi hàng năm đến ngày Tết của người Miên, thì nhắc nhở các Ðơn Vị Trưởng chăm lo cho lính gốc Miên nghỉ lễ ăn Tết: Gương tôn trọng mọi Tín Ngưỡng, thương yêu mọi sắc dân, không phân biệt màu da hay chủng tộc, chúng ta có tránh thiên vị Tôn giáo mình, hài hòa trải tình thương như thế không?

"Thứ IV: Từ Thiếu Úy Trung Ðội Trưởng đến Ðại Tá Lữ Ðoàn Trưởng Nhảy Dù, lên đến Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn, rồi Tư Lệnh Quân Ðoàn kiêm Tư Lệnh Quân Khu, oai chấn cả một phần tư Quốc Gia nhưng Tướng Nam, ngoại trừ khi hô trước hàng quân, chưa hề to tiếng hay cải vả với ai: Ðức tính hiền hòa, khiêm cung trang nhã, khi trong tay đầy quyền hành, chúng ta có rèn nhân cách và theo được phần nào không?

"Thứ V: Gần như quanh năm suốt tháng, từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, lúc nào cũng trang nghiêm trong quân phục và giầy trận, uy nghi ở Trung Tâm Hành Quân hay Phòng Thuyết Trình. Ra ngoài lúc nào cũng nón sắt, đi xe quân độị Luôn luôn cẩn trọng, quý sinh mạng và tài sản của từng người lính, từng người dân. Hy sinh phục vụ liên tục đến nỗi không còn thì giờ riêng để lập gia đình, như tự áp dụng cho chính mình câu thơ của Hồng Hà nữ sĩ: "Phép công là trọng, niềm tây sá nào": Ðức tính nghiêm túc, mẩn cán, tận tụy phục vụ, hy sinh cao độ và thương yêu quân dân đó, chúng ta có theo được phần nào không?

NKDQ nhận biểu tượng từ Y Sĩ Thiếu Tá ND Trần Văn Tính
"Thứ VI: Chỉ huy ít hao quân, ít thiệt hại cho dân, nhưng thành công vì lúc nào cũng chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng điều quân và theo dõi sát tình hình từng ngày, từng giờ; lại tìm hiểu tài năng đặc biệt của từng cá nhân, từng đơn vị và xử dụng chính xác khả năng của thuộc cấp: Tài tiên liệu, chuẩn bị cho lúc khó khăn, tính cẩn trọng, chu đáo và khả năng dùng người này, chúng ta có cố gắng học, theo gương và áp dụng được phần nào không?

"Và thứ VII: Ba mươi tháng Tư, 75: Lệnh đầu hàng. Tướng Nguyễn Khoa , một Quân Nhân gương mẫu, với tánh chín chắn, lòng can đảm cố hữu, đã có quyết định phi thường: Bất Khuất, không khuất phục bạo tàn. Hy sinh: Tuẫn Tiết. "Thời đã thế, thế thời phải thế! Nhưng Anh hùng tử, khí hùng nào tử!"

"Trong niềm thương tiếc vô biên, từ tâm khảm chúng tôi hiện ra một gương sáng chói ngờị Ðó là gương Ðức Ðộ - Thanh Liên - Hùng Tài - Trí Dũng - Mẩn Cán - Hy Sinh - Bất Khuất.

"Kính thưa quý vị;

"Chúng ta hãy tôn xưng Dũng Khí và Tài Ðức của vị Anh hùng Vị Quốc Vong Thân là: Tinh Thần Nguyễn Khoa". Tinh Thần Nguyễn Khoa Nam sẽ là "nhân tố đạo học" nẩy mầm trong thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần đào tạo những con ngươi xứng đáng là NGƯỜI, tạo dựng những nhà lãnh đạo Ðức Ðộ, Thanh Liêm, Hùng Tài, Trí Dũng, Mẩn Cán, Hy Sinh và Bất Khuất của một nước Việt Nam tươi sáng.

"C. Người đi về đâu? Tướng Nguyễn Khoa? Chết không được phủ lá cờ, không có chút lễ nghi Quân táng, không có những tiếng súng chào vang vọng, nhưng:

- Người đi vào Lịch Sử oai hùng của Dân Tộc Việt
- Người đã trở về lòng Ðất Mẹ Quê Hương và gia phả tộc Nguyễn Khoa.

"Xin ghi khắc:

"Trí Dũng Tài Cao Trời Việt;
"Hùng Tài Ðức Trọng Tộc Nguyễn Khoa

"Kính thưa quý vị: Người đã đi sâu vào tim của mỗi người, mọi nơi với niềm mến thương và kính phục.

"Hình ảnh Tướng đã ngự vào tâm khảm của chúng ta, của thế hệ trẻ, của Quân Dân VNCH kiên cường, bất diệt bởi: Tinh Thần "Nguyễn Khoa"

"Trân trọng kính chào quý vị;
"Trần Văn Tính.

Một tiết mục tiêu biểu khác là "Nghi Thức Trao Biểu Tượng Cho Thế Hệ Tương Lai" cũng được diễn ra trong trang nghiêm do Bác sĩ Trần Văn Tính và Gia Ðình Mũ Ðỏ thực hiện.

Buổi Lễ Giỗ thứ 33 của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam nặng về phần phát biểu, nhưng quan khách tham dự không ai thấy chán. Bởi vì mỗi một kỷ niệm với vị danh tướng này được nhân chứng sống kể lại là một tài liệu quý giá để sau này kẻ hậu sinh chép vào trang Sử Việt.

Quan khách tham dự được gia đình Nguyễn Khoa khoản đãi buổi cơm chiều thân mật. Buổi lễ Giỗ chấm dứt vào lúc 9 giờ.

Trước khi chấm dứt bài phóng sự, người viết nhận một cú điện thoại từ Dược sĩ Diệu Thảọ Sau những lời cảm ơn sự hiện diện của báo Ðẹp trong buổi Lễ Giỗ, Dược sĩ Diệu Thảo cho biết ông Nguyễn Khoa Phước em ruột của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam rất cảm động khi nhận lá Quốc Kỳ VNCH từ tay cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường. Lúc cô đứng bên cạnh nghe giọng người bác run run nói: "Anh ơi! 33 năm rồi em mới nhận lá cờ này!" cô đã chảy nước mắt. Người viết hỏi cô Diệu Thảo có biết gì về tướng Nguyễn Khoa thì cô trả lời: "Em không biết gì hết, chỉ nghe kể lại thôi vì lúc đó em chưa ra đờị Hai năm sau em mới sinh rạ Bây giờ em mới có 31 tuổi thôi!"

Kim Vy và những chị thân hữu quen biết từ 20 năm qua tham dự Lễ Giỗ cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Dược sĩ Diệu Thảo tha thiết tiếp: "Chị Kim Vy ơi, chị có viết bài xin cho em gửi lời tri ân tất cả mọi người đã thương mến gia tộc Nguyễn Khoa và đặc biệt là cụ Bác sĩ Hoàng Như Tùng. Bác sĩ là người đã lo chôn cất Bác và làm dấu nơi chôn cất bác để sau này gia đình Nguyễn Khoa biết chỗ mà cải táng bác.

Gia đình em cũng ngỏ lời tri ân các Hội đoàn Quân Ðội đã giúp cho tiết mục Lễ Nghi Quân Cách thật trang trọng. Gia đình thật cảm động không biết dùng lời lẽ gì để bày tỏ trọn vẹn tấm lòng của gia tộc Nguyễn Khoa đến tất cả quý quan khách..."

Bài viết TRẦN KIM VY
Ảnh chụp TRẦN MINH TÂM



Thông Báo Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 42 Năm Ngày Quân Lực VNCH 19-06

BAN TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY QUÂN LỰC VNCH 19-06
THE 42ND ANNIVERSARY OF THE REPUBLIC OF VIETNAM ARMED FORCES DAY

4714 Rainier Ave S. Suite # 106 – Seattle, WA 98118
Tel: (206) 293- 2231. Email: pham243@comcast.net

THÔNG BÁO
V/V Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 42 Năm Mừng NGÀY QUÂN LỰC VNCH 19-6 (1966-2008)


Đồng Kính Gửi:

Quý Tổ Chức Tôn Giáo, Quý Cộng Đồng và Tổ Chức Chính Trị

Quý Tổ Chức Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH

Quý Cựu Thành Viên các Lực Lượng Địa Phương Quân Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Cảnh Sát Dã Chiến, Xây Dựng Nông Thôn, Tham Sát Tỉnh và Viên Chức Xã Ấp_VNCH.

Quý Chiến Sĩ Thương Phế Binh VNCH

Quý Bà Quả Phụ và Thân Nhân Gia Đình Tử Sĩ VNCH và Hoa Kỳ

Quý Cơ Quan Truyền Thông, Báo Chí, Truyền Hình , Quay Phim, Nhiếp Ảnh

Quý Chiến Hữu, Quý Đồng Hương Trong và Ngoài Tiểu Bang Washington.

Trân Trọng Kính Thông báo:

Với sự yểm trợ và giúp đỡ tích cực của các Hội Đoàn Quân Đội, các chiến sĩ thuộc các Quân Binh Chủng Quân Lực VNCH và các đơn vị thuộc Quân Lực Hoa Kỳ và Đồng Minh; các Đoàn Thể Phụ Nữ, Sinh Viên, Học Sinh, Các Sử Gia, Các Trường Đại Học, Trung Tâm Võ Thuật, các Hoa Hậu, Á Hậu, các Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, Nghệ Sĩ, Văn, Thi Sĩ tại địa phương, TB California, Vancouver B.C. Canada và những tấm lòng vàng của các Nhà Hoạt Động Cộng Đồng (Community Activists) trong Tiểu Bang.

Chúng tôi, Liên Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH Tiểu Bang Washington sẽ phối hợp cùng các tổ chức và cá nhân để tổ chức:

Lễ Kỷ Niệm 42 Năm Mừng Ngày Quân Lực VNCH 19-6 năm 2008

với Chủ Đề

"Tiếp Nối Giòng Máu Anh Hùng"
Địa Điểm, Ngày, Giờ như sau:

Trường Aki Kurose (Sharples Miđle School cũ)
3928 S.Graham
Seattle, WA 98118

Saturday, May 10, 2008

Bài Quốc Ca Hát Trên Đất Nước Ngày Cuối Cùng




Cuộc Chiến Đấu Bi Hùng của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu
Đào Vũ Anh Hùng

LTS – Bài viết dưới đây đã được nữ xướng ngôn viên Liên Bích của đài phát thanh VBS, Dallas đọc trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6-97 tại Arlington, Texas, gây xúc động toàn thể cử tọa.

Bài ca ly biệt của quân lực VNCH được diễn tả bằng những hành động ngoạn mục, những trận đánh ngoạn mục của người lính VNCH trong trận thư hùng với các binh đoàn cộng sản lần cuối, vào giờ phút hấp hối của miền Nam. Đó là những trận đánh cực cùng dũng cảm, bi thương, hùng tráng và tuyệt vọng, trước sự chứng kiến của hàng trăm ký giả, phóng viên ngoại quốc, những nhà ngoại giao, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu quân sử.

Đó là thiên anh hùng ca bất khuất của một quân lực trong suốt hơn hai mươi năm chống giữ và bảo vệ cái tiền đồn của thế giới tự do trước làn sóng xâm lăng cộng sản. Thiên anh hùng ca bất hủ đã được nhiều nhân chứng tôn vinh và ngưỡng phục. Sau cuộc tan hoang, miền Nam Việt Nam bị mất về tay cộng sản, nhiều người đã công khai nói lên lòng cảm phục cùng sự thương tiếc cho một quân lực hùng mạnh và quả cảm đã gánh chịu một kết thúc đau thương ngập tràn uất hận.

Ký giả Peter Kahn của đại nhật báo The Wall Street Journal, dưới cái tựa "Truy Điệu Nam Việt Nam", ngày 2-5-75, nghĩa là hai ngày sau khi Saigon sụp đổ, đã ngậm ngùi kết luận, "Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm và không phải họ luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ không có quốc gia nào có thể chịu đựng được một cuộc chiến dai dẳng và tàn khốc đến như vậy ... Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của mọi người!..."

David Halberstam, một ký giả Mỹ đầy thiên lệch khi nhận định về chiến tranh Việt Nam, nhưng khi chứng kiến sự sụp đổ của miền Nam, cũng phải phẫn nộ thú nhận trên tờ Newsweek, "Tất cả những sự thất bại lịch sử, và tất cả những sự hèn nhát tồi tệ của các nhà lãnh đạo Tây phương đều chồng chất lên lưng những người lính Nam Việt Nam. Thật là bất lương và bất công! Sự nhục nhã là của chúng ta chứ không phải là của quân đội VNCH!"

Hầu hết các phóng viên báo chí, các ký giả ngoại quốc trước đây từng công khai bênh vực và nghiêng hẳn về phe Việt cộng, đã phản tỉnh, đã sám hối khi chứng kiến sự kháng cự dũng mãnh, hào hùng và bi thảm của những đơn vị quân đội ở lại chiến đấu đến người lính cuối cùng, đến giọt máu cuối cùng. Pière Darcourt đã nồng nhiệt ca tụng lòng dũng cảm của quân lực VNCH ở Xuân Lộc, của một đơn vị Nhảy Dù ở Lăng Cha Cả, của anh em Biệt Kích 81 ở Bộ Tổng Tham Mưu và dành hẳn một đoạn dài mô tả cuộc chống trả hiên ngang của các sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt trên các đường phố Saigon. Người ta đã nói rất nhiều đến những tấm gương tuẫn tiết của các vị tướng anh hùng, những cuộc tự sát tập thể của những người lính vô danh không chịu đầu hàng kẻ thù, nói đến những kỳ tích chiến đấu của những đơn vị quân lực miền Nam.



Một trong những trận đánh anh hùng ấy đã làm mủi lòng biết bao nhiêu người, đã gây xúc động biết bao nhiêu con tim. Những giòng nước mắt đã dàn dụa đổ xuống khi chứng kiến sự chống trả tuyệt vời và ngoạn mục, có thể nói trên thế giới, không một quân sử nước nào có được.

Đó là cuộc chống trả của các Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tầu trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, khi cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong thị xã. Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay cộng quân, ngoại trừ một cứ điểm duy nhất còn chống cự do những thiếu niên tuổi 12, 13 ... đến 17 tự lập phòng tuyến quyết tâm tử thủ. Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và những chiến sĩ gan dạ anh hùng đó là những thiếu sinh măng trẻ của trường. Địch đã tung ra hai tiểu đoàn xung kích bao vây cứ điểm cuối cùng này nhưng chúng đã gặp phải một lực lượng vũ trang đáng kể hiên ngang đương đầu với chúng.

Cộng sản đã coi thường những chú lính sữa chưa bao giờ biết mùi trận mạc. Chúng bắc loa kêu gọi các em đầu hàng và buông lời dậm dọa. Tiếng loa vừa dứt, Việt cộng nhận được ngay một tràng đại liên thay cho câu trả lời, gọn gàng và cương quyết của gần 400 tay súng tí hon. Tiếp theo là hàng trăm mũi súng nhắm thẳng vào bọn Việt cộng bên ngoài, phẫn nộ nẩy cò. Vài tên bộ đội bị đốn ngã ngay trong loạt đạn đầu tiên. Bọn Việt cộng phải đứng khựng lại trước tinh thần quyết tử của 400 hậu duệ anh hùng Trần Quốc Toản. Chúng không dám tấn công ngay vì các em quá nhỏ và vì có sự hiện diện của đồng bào. Chúng lui ra xa tránh đạn, bắc loa ra lệnh các em phải đầu hàng đúng 9 giờ 30 sáng hôm sau, ngày 30 tháng Tư 1975.

Mặc Việt cộng kêu gọi và đe dọa, Thiếu Sinh Quân vẫn kiên trì tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm tuyến phòng ngự, tổ chức giao liên, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương và cứu hỏa. Anh lớn chỉ huy các em nhỏ, áp dụng tuyệt vời những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đã được giảng dạy ở quân trường. Đúng 9 giờ 30 sáng ngày 30-4, cộng quân ra lệnh gọi đầu hàng lần chót nhưng các chiến sĩ tí hon vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn.

Việt cộng nổi cơn khát máu. Chúng khai hỏa, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng. Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, không ngờ sức chống cự quá mãnh liệt và hỏa lực từ bên trong bắn ra vô cùng chính xác vào những cái bia sống - những cái bia người "sinh Bắc tử Nam"! Các em chưa bao giờ được bắn, nay đã bắn với tất cả căm thù, mong giành lại những gì sắp bị cướp mất.

Thiếu Sinh Quân có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Ngoài ra còn có lợi điểm là các công sự phòng thủ trong trường, vừa đánh vừa di chuyển, ẩn núp trong khi bộ đội cộng sản lớ ngớ như bầy chuột chù ra ngoài ánh sáng. Lại có những thanh thiếu niên và quân nhân vỡ ngũ từ bên ngoài, hào hứng và kích động, tìm cách lẻn vào tăng cường tay súng, nhập cuộc cùng các Thiếu Sinh Quân chiến đấu ngay trong sân trường hay đột kích, đánh bọc hậu bọn bộ đội khiến chúng nao núng và rối hoảng. Việt cộng bắn sập một khoảng tường nhưng không thể nào vượt qua lưới đạn của các chiến sĩ nhỏ tuổi mà can trường. Các em đã chiến đấu thật gan dạ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, phối hợp nhịp nhàng và kỷ luật như những đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến, nhà nghề. Đây là trận đánh thực sự đầu tiên mà cũng là trận đánh cuối cùng của các em còn dở dang khóa học. Trận đánh quyết tử đã đi vào lịch sử.

Các thiếu sinh quân chiến đấu không nao núng dù có nhiều em ngã gục. Những đứa con bé bỏng của quê hương đã chết trong giờ phút cuối cùng của miền Nam, khi tóc còn xanh, rất xanh, mộng đời chưa trọn. Đồng bào chứng kiến cảnh bi thương này đã oà lên khóc. Có những bà mẹ kêu gào, lăn xả vào cản ngăn, trì kéo ngọn súng bọn bộ đội để che chở cho những thiếu niên ở bên trong. Tiếng nổ, tiếng hò hét, tiếng kêu khóc, tiếng loa uy hiếp của Việt cộng đã tạo nên một không khí chiến trường lạ lùng chưa từng thấy… Các Thiếu Sinh Quân chiến đấu với tất cả nhiệt tình và sinh lực tuổi trẻ, hăng say, hào hứng như đang tham dự một trò chơi lớn.

Cuộc chống cự kéo dài đến 3 giờ chiều. Cho tới khi kho đạn dược đã cạn và kho lương bị bốc cháy, các Thiếu Sinh Quân mới bằng lòng cho Việt cộng thương thảo. Họ đòi hỏi Việt cộng chấp nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng.

Các em đã dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những vị tiểu anh hùng đã gục ngã và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ. Họ không để cho bọn cộng sản làm nhục lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ biểu tượng thiêng liêng gói ủ hồn dân tộc mà họ đã thề nguyền phải thương yêu và bảo vệ.



Chừng hơn một trung đội Thiếu Sinh Quân đã tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nhìn lên lá quốc kỳ còn nguyên vẹn màu tươi thắm bay phất phới trên nền mây ngọc bích. Hai Thiếu Sinh Quân lớp 12 là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào. Họ từ từ nắm từng nấc dây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm và từ tốn như cố kéo dài cái phút giây thiêng liêng cảm động đó, nước mắt chảy đầm đìa.

Tất cả Thiếu Sinh Quân từ trong các từng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, sau những bờ tường, trên mái nhà ... không ai bảo ai, đồng loạt đứng bật giậy, đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca. Gần 400 giọng hát hùng tráng cất lên, vang khắp sân trường. Bọn địch nghe, ngơ ngác không phản ứng. Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch, vang đến tận Bãi Dâu, đến tận Bến Đình ... Mọi người dân Vũng Tàu đều nghe và rúng động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cũng ngẩn ngơ rớm lệ khi nghe tiếng hát.

Các Thiếu Sinh Quân đã làm lễ mai táng đất nước, đã trang nghiêm rửa sạch tấm bia danh dự của quân đội Cộng hòa, đã vuốt mắt cho Mẹ Việt Nam yên nghỉ qua lễ hạ kỳ lần cuối. Họ hát bằng tiếng nấc thê lương và phẫn uất từ sâu thẳm trái tim, nước mắt chảy ra ràn rụa, nghẹn ngào. Đồng bào cũng thổn thức hát theo và thương tủi khóc theo.

Thời gian ngưng đọng lại trong giờ khắc thiêng liêng, bi thảm, xúc động và lẫm liệt đó. Cho đến bây giờ, hàng chục năm sau, nhiều người vẫn còn nghe văng vẳng trong sâu thẳm buồng tim thắt nghẹn, tiếng bi thương hùng tráng của các em Thiếu Sinh Quân hát bài Quốc ca trên đất nước lần cuối cùng, trong ngày cuối cùng của tháng Tư đen, ngày oan khiên định mệnh của dân tộc Việt.

Đào Vũ Anh Hùng

Sunday, May 4, 2008

Tháng Tư Đen nhớ Quốc Hận (Thơ)



Tướng Phạm Văn Phú

Hiệp định Ba Lê bán đứng rồi
Đồng Minh bội phản bạc như vôi!
Cao Nguyên triệt thoái còn chi nữa?
Đất nước tan tành mất tới nơi!
Lê kiếp sống thừa trên đất khách
Chẳng thà tử tiết tại đây thôi!
Một chai độc dược vào thanh sử
Danh tướng đời nay dễ mấy người?

Hồ Công Tâm
***
    Tướng Lê Nguyên Vỹ

    Sĩ quan quả cảm lại thanh liêm
    Chẳng đội trời chung lũ Búa Liềm
    Tư lệnh Sư Đoàn 5 dũng mãnh
    Chỉ huy trận mạc rất uy nghiêm
    Đương đầu địch thủ, tay mưu lược
    Đối diện Đồng Minh chẳng tị hiềm
    Nhật lệnh bàn giao giờ phút chót
    Một viên đạn cuối giấc cô miên!

    Hồ Công Tâm
    ***
Tướng Nguyễn Khoa Nam

Danh tướng Khoa Nam rạng sử xanh
Thung dung tựu nghĩa, chết theo thành
Thương dân, chiến cuộc tàn, đâu nỡ
Yêu lính, hòa bình… nhục chẳng đành!
Đời sống không xa hoa vật chất
Ra đi vẫn đởm lược hùng anh!
Một vì sao sáng trong đêm tối
Cũng đủ soi cho nước vận hành!

Hồ Công Tâm
* * *

    Tướng Lê Văn Hưng

    Sáu chục ngày đêm pháo nổ oành
    Chiến hào nồng nặc máu xương tanh!
    Bốn sư đoàn địch vào công hãm
    Một tướng quân ta quyết thủ thành
    An Lộc kiêu hùng ghi chiến tích
    Bình Long anh dũng rạng uy danh
    Còn dân, còn nước, còn hương khói
    Dẫu thác, ngàn đời đẹp sử xanh!

    Hồ Công Tâm
    * * *
Tướng Trần Văn Hai

Tướng Hưng cùng với Tướng Khoa Nam
Tuẫn tiết theo thành, thác đã cam!
Vận nước suy vi đành thúc thủ
Việc nhà bối rối cũng khôn kham!
Lẽ đâu sống nhục quên danh dự
Thà được chết vinh giữ phẩm hàm!
Chén rượu hòa tan viên độc dược
Nghìn xưa danh tướng vốn phi phàm!

Hồ Công Tâm
* * *

    Đại tá Hồ Ngọc Cẩn

    Không đội trời chung với sói lang
    Một còn, một mất, chẳng đầu hàng!
    Mắt trừng họng súng, lời đanh thép
    Miệng mắng quân thù, da sắt gang
    "Cộng Sản xâm lăng, quân cướp nước
    Tư. do dân chủ mãi hiên ngang!"
    Pháp trường nhỏ lệ ngùi thương tiếc
    Một tấm trung can tỏ đá vàng

    Hồ Công Tâm
    * * *
Doanh trại ngày 30/4/1975

Lệnh buông súng đợi để bàn giao
Doanh trại còn nguyên giặc chửa vào
Súng đạn ngổn ngang ngoài vọng gác
Quân trang bừa bãi cạnh bờ rào
Chiến công một thuở từng oanh liệt
Xương máu hai miền uổng biết bao!
Nhìn ngọn cờ vàng trong khoảnh khắc
Tướng quân cố nén lệ tuôn trào

Hồ Công Tâm
* * *

    Tâm sự người lính già

    Phần tư thế kỷ nặng nề qua
    Người lính giờ đây tuổi đã già
    Đau xót quê hương ngày gẫy sung
    Nhớ thương đồng đội thuở xông pha
    Ngậm ngùi đất khách vầng trăng khuyết
    Tủi phận chinh nhân bóng xế tà
    Thao thức đợi chờ ngày quật khởi
    Mùa Xuân Dân Tộc khúc hoan ca

    Hồ Công Tâm

Thương Quá Phận Bèo Người Lính Trận

Thương Quá Phận Bèo Người Lính Trận, Những Ngày Lê Lết Kiếp Phế Binh
Mường Giang

Những ngày tháng tư năm đó, không biết sao mà trời bỗng đổ mưa thật sớm và lớn hơn bao giờ hết. Mưa làm ngập những chiếc hố tránh đạn và giao thông hào của những người lính trận, tại các chiến trường máu lệ Phước Long, Phan Thiết, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn.

Trong cơn mưa nước mắt năm ấy, có máu, thây người và xác của những cánh hoa học trò, làm nhuộm hồng áo người lính và đồng bào chiến nạn, chạy theo cơn mưa, mịt mù đạn pháo.

    "Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang bôi
    dục ẩm tỳ bà, mã thượng thôi
    tuý ngọa sa trường, quân mạc vấn ?
    cổ lai chinh chiến, kỹ nhân hồi"

Bốn câu thơ cổ trong bài "Lương Châu Từ" của Vương Hàn (687-726), tự Tử Vũ, người Tấn Dương, tỉnh Sơn Tây, cũng là một trong những thi gia nổi tiếng đời nhà Đường, đã nói lên thân phận của người lính chiến, sống và chết không có biên giới, nên mấy ai dám nghĩ tới chuyện trở về? Và giọt mưa nào đây, vừa lăn trên má, đã khiến cho người lính già bồi hồi nhớ lại, một thời chinh chiến cũ, những căn hầm tránh pháo ngập mưa, những nấm đất đào đấp vội vàng, để vùi bạn vừa ngã gục và những thương binh rên xiết, đang chờ cấp cứu.

Tất cả đã thành cổ tích. Giờ chỉ còn biết ngồi đây mà nhớ lại những ngày xa cũ. Chúng ta, tất cả đều là những người VN tội nghiệp, trót đầu thai lộn trong thế kỷ này, nên đã cùng nối vai lần lượt bước lên những giàn lửa đỏ. Cuối cùng, kẻ chết thì bị dầy mồ, tan xác, còn người sống, nếu không sống kiếp mây chiều lang thang, thì cũng lết lê phận bèo trong vùng giặc chiếm, để gục đầu thương hận, mà khóc cho quê hương vì đâu máu xương chất ngất, vì đâu mà kiếp sống của con người, tới nay vẫn không bằng cây cỏ bên đường.

Tất cả chỉ còn là kỷ niệm trong nhớ, vào những ngày đầu đời, mẹ bỏ con trong gánh, dầm mưa chạy loạn, giữa tiếng bom đạn, máy bay gầm thét, của Việt Minh và Pháp. Tóm lại, chúng ta đều ra đời và trưởng thành trong tiếng súng, cùng với bom đạn làm rách vỡ da thịt của quê hương. Rồi cũng vì người, vì "tang bồng hồ thỉ, nam nhi trái, mà giốc ngược cả tuổi trẻ, đời trai, vào cốc men đắng cay, uống cạn hạnh phúc của chính mình.

Đất nước hai mươi năm chinh chiến, hai mươi năm dài hờn hận, đã dày vò người lính miền Nam, trong mưa bom đạn xéo trùng hằng. Rốt cục những người nằm xuống, những kẻ ra đi hay ở lại chịu cảnh ngục tù khổ sai của VC, ai nấy cũng đã trả xong cái nợ "da ngựa bọc thây", tủi nhìn từng trang lịch sử của nước nhà, bị giặc thù bôi nhọ và khép kín.

Trưa 30-4-1975 Sài Gòn thất thủ, miền Nam VN từ bên này cầu Hiền Lương, trên sông Bến Hải, chạy ngang vĩ tuyến 17, tới mũi Cà Mâu, đã chính thức thuộc về lãnh thổ Xã Hội Chủ Nghĩa, đệ tam quốc tế cộng sản, có tổng đài ở tận Nga Sô Viết. Cũng từ giờ phút đó, khi mà chiếc mặt nạ hòa bình của người cộng sản đã cởi, để lộ những khuôn mặt thật của các thây ma vô hồn, lạnh băng và hung hiểm, thì cũng là lúc, đồng bào mới sực tỉnh và thương tiếc người lính VNCH. Nhưng than ôi tất cả đã muộn rồi, họ đã ngã gục, không phải tại chiến trường vì đạn pháo của VC, mà ngay trên hè phố Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết, Sài Gòn ... bởi chính những viên đạn ích kỷ, hám danh, những miệng lưỡi ngòi bút, của chính phe mình.

Ai chẳng một lần về với đất ? khác chăng là sớm hay muộn, vinh với nhục và sống chết sao cho ý nghĩa của một kiếp người. Chỉ tội nhất là những người lính chưa chết nhưng coi như đã chết vì thương tật chiến trận và những vết thương lòng. Họ không chết mà chỉ bị thương nặng và tất cả đã gởi lại chiến trường một phần thịt da của mẹ, ở Khánh Dương, Tháp Chàm, Phan Thiết, Xuân Lộc ... và ngay tại Sài Gòn, vào lúc mà cây cột đèn cũng muốn chạy, để khỏi bị VC giết chết. Họ ở lại làm vật hy sinh, cản xe tăng, hứng đại pháo của giặc thù, để kiếm thêm một chút thời gian, một bầu trời an toàn, một dòng sông lặng sóng, giúp cho mọi người, từ dân tới lính, bình yên di tản.

Nay thì từ quan tới lính, ai cũng kiếm cách đi khỏi quê nhà, bỏ lại những bóng ma của quá khứ và những người thương phế binh sống sót, tủi hờn, đang lê lết phận bèo khắp đầu đường xó chợ. Thời gian có thay đổi, lịch sử cũng sang trang nhưng thân phận của người thương binh, chẳng có gì mới lạ, vẫn lấy nước mắt làm mưa, rửa mặt hằng ngày. Buổi trước, khi VC tràn vào, họ bị bỏ lại ở những quân y viện, làng phế binh, không còn đại bàng, đồng đội và hậu phương. Bây giờ thì dần hồi chết đói, chết nhục trong thiên đàng xã nghĩa, trước sự xa hoa thừa mứa của VC, Việt Gian và Việt kiều muôn phương, vinh quy bái tổ, áo gấm về làng, mà trong dòng người đổi đời này, không làm sao mà đếm hết, những cấp chỉ huy và đồng đội cũ.

"Có làm lính mới cảm thông cho kiếp lính nghiệt ngã, đoạn trường. Có làm dân thời ly loạn, mới biết được thế nào là mạng sống của con người, giữa bom đạn vô tình, héo úa còn thua cây cỏ. Có là người thương phế binh, sau khi xuất viện, bỏ lại một phần cơ thể, mới thật tội nghiệp cho tuổi trẻ bạc phước vô phần. Thê thiết tận cùng là đời của người lính về chiều lại còn mang thương tật. Hỡi ôi những mảnh đời cùng khốn ấy rồi sẽ đi về đâu, trong cảnh mưa gió phũ phàng của cuộc đời ?

    "ngày xưa, là lính vì đời chiến đấu
    là cầu đem người sang sông
    hôm nay làm ma cô đơn, gục chết bên vệ đường ..."

1. THÂN PHẬN CỦA NGƯỜI LÍNH VNCH:

Ngay khi VC chiếm dinh Độc lập, vào buổi trưa ngày 30-4-1975, thì tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Đại sứ VNCH là Trần Kim Phương, đã nghẹn ngào tuyên bố trước báo chí Mỹ: "làm đồng minh với Hoa Kỳ là đi vào tử địa". Gần ba mươi năm qua, vết thương của người vong quốc, chưa kịp đóng vảy, thì mới đây, vào ngày 29-9-2004, qua chương trình "No spin zone" của đài Fox. Một ký giả tên O'Reilly, sau khi bàn tán chuyện chính trị của A Phú Hãn và Iraq, lại kéo VNCH vào cuôc, qua gợi ý: "Vì Nam VN đã không chiến đấu cho tự do, nên họ không có tự do ngày nay", Câu hỏi được TT.Bush "YES".

Điều này cho thấy người Mỹ, dù là đảng nào chăng nữa, trước sau vẫn không có một chút gì là tự vấn lương tâm, về hành động bất lương, bất nhơn, bất nghĩa của mình trước đây, khi phản bội một đồng mình, đã từng chung lưng chiến đấu, vì tự do của nhân loại, trước sự nhuộm đỏ của chủ thuyết Mác-Lê.

Thật ra câu trả lời của TT. Bush, nếu cách đây vài chục năm, khi mà nhiều người Mỹ cũng như ngoại quốc, kể cả một ít người Việt Quốc Gia, còn bị VC lường gạt, bưng bít, thì họa hoằn thiên hạ tin đó là sự thật. Nhưng giờ, những huyền thoại về đánh Mỹ cứu nước của VC đã rơi rớt theo chiếc mặt nạ làm tay sai cho đệ tam quốc tế. Đồng thời, hồ sơ và bí mật về cuộc chiến Đông Dương 1945-1975, đã được chính phủ Hoa Kỳ giải mã gần hết. Trong lúc đó, suốt bao nhiêu năm qua, đã có rất nhiều tác giả lương thiện trí thức ngoại quốc, đã thẳng thắn ca tụng cuộc chiến đấu anh dũng của người lính VNCH, đồng thời không tiếc lời chê trách và phê bình người Mỹ là hạng con buôn chính trị, đã vì quyền lợi riêng tư, mà bán đứng đồng minh Nam VN, cũng như họ từng phản bội Đài Loan ngày trước. Do trên sự suy đoán của TT Bush: "vì không chịu chiến đấu, nên để mất miền Nam", chắc là không được mấy người quan tâm, trong đó có các cựu quân nhân VNCH, hiện đang giúp thêm phiếu, trong kỳ bầu cử tháng 11 sắp tới. Để ông Bush có cơ hôi, thắng Kerry, kiếm thêm một nhiệm kỳ tổng thống. Đó là sự thật rõ ràng mà nay ai, kể cả VC cũng đều biết, nên đâu còn ai dám lấy thúng úp voi ?. Nam VN mất không phải vì người Miền Nam không chịu chiến đấu, mà chính do người Mỹ, đã dùng viện trợ, để bó tay người lính đang chiến đấu và sắp chiến thắng giặc thù. Chính TT Nixon và Ngoại Trưởng Kissinger, đã bóp chết hòa bình và tự do thật sự của Nam VN đã có, khi đem bán đứng tự do đó cho VC, để rút quân về nước, đổi lấy một nhiệm kỳ tổng thống. Cũng câu chuyện khôi hài trên, mới đây DB Loretta Sanchez, đã phát biểu trên chương trình "The O'Reilly Factor", khẳng định lời phát biểu của TT.Bush, đã sai lầm và không đúng sự thật. Vị DB này còn lấy làm tiếc, là trước đây, TT .Bush đã không chịu tình nguyện sang chiến đấu tại chiến trường VN, nên đã không biết gì hết về cuộc chiến vừa qua, trong đó đã có hằng triệu quân dân Nam VN, chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ. Một số còn sống sót sau cuộc chiến, đã tới Mỹ tị nạn cộng sản, và họ vẫn tiếp tục chiến đấu không ngừng nghĩ, để dành cho được tự do, dân chủ chân chính tại quê hương VN, mà chính Hoa Kỳ đã trực tiếp bóp nát trước năm 1975. Những thành quả đạt được khắp nẻo đường hải ngoại, như chính quyền công nhận lá cờ vàng biểu tượng của quốc dân VN, tượng đài vinh danh chiến sĩ Việt-Mỹ, sự hình thành các cộng đồng lớn mạnh của người Việt tị nạn, các vụ biểu tình chống Trần Trường trương cờ máu, ảnh quỷ và các phái đoàn VC cũng như kinh tài. Ngoài ra sự ngồi lại của tập thể cưụ chiến binh VNCH, bao gồm cả lực lượng cảnh sát, cán bộ xây dựng nông thôn và thế hệ hậu duệ, suốt một năm qua rất tốt đẹp. Đó không phải là sự tranh đấu của người Việt hiện nay, để đòi lại tự do dân chủ của mình, bị chính Hoa Kỳ dùng viện trợ tước đoạt từ mấy chục năm về trước.

Hoa Kỳ đã một mình một chợ, dàn dựng lên, cái gọi là hiệp đinh Ba Lê-1973, ngưng chiến và hòa binh cho VN. Vì đã có chủ đích, nên hiệp định này, chỉ có hai điểm đem lợi ích cho họ,được thi hành nghiêm chỉnh. Đó là việc quân Mỹ phải triệt thoái hết về nước, theo đúng hạn chót đã ấn định vào ngày 29-3-1973 và quân xâm lăng Bắc Việt, được Hoa Kỳ cho phép ở lại Nam VN. Chỉ điều khoản thứ hai này, đủ chứng tỏ Hoa Kỳ không bao giờ muốn ký hòa ước với cộng sản, để thực thi sự ngưng chiến và tìm kiếm hòa bình cho VN. Trái lại ngụy tạo, hiệp định Ba Lê năm 1973, để có cơ hội công khai và hợp pháp, viết lên bản án tử hình của VNCH, ngay từ lúc ký. Hành động bất lương của một siêu cường, đã khiến cho bao chục triệu người Nam VN, chẳng những đã tan nhà nát cửa, gia đình ly tán, mà còn bị hủy diệt nền tự do dân chủ, mà họ đã dùng xuơng máu, huyết lệ của chính mình, để bồi đắp, xây dựng và duy trì liên tục từ 1955 đến cuối tháng 4-1975. Cũng vì sự gian manh trên, từ đó uy tín của nước Mỹ không còn được thế giới tự do tin tưởng và mong cậy kết giao hợp tác.

Đã thế, hai vị TT của Mỹ là Nixon và Ford, còn trắng trợn, nhổ nuốt những lời hứa hen đã được quốc hội, chính phủ nước mình ký nhận ban hành, đồng thời với những thơ riêng mực đen giấy trắng, liên tục gởi cho TT Nguyễn Văn Thiệu, rằng là hãy ký hiệp định, để tiếp tục có viện trợ. Còn nếu VC bội ước, thì Hoa Kỳ sẽ lập tức dội bom, cũng như trở lại tức khắc, bảo vệ VNCH. Nhưng tất cả chỉ là cuội, chẳng những Hoa Kỳ ngoảnh mặt trước sự sự công khai vi phạm hiệp ước ngưng bắn của VC, mà còn tàn nhẫn cúp hết viện trợ đã hứa, dành cho QLVNCH có phương tiện, chống lại cuộc xâm lăng Nam VN của khối đệ tam cọng sản quốc tế.

Thực chất cuộc chiến VN tới nay vẫn là một đề tài được tranh luận dai dẳng, chính TT. Bush khi tuyên bố "Yes" trên đài Fox, về một vấn đề gai gốc mà bản thân chưa biết trọn, chứng tỏ là Hoa Kỳ, dù đã tốn nhiều máu xương tiền bạc về cuộc chiến đó, vẫn chưa hiểu thấu cái chiến tranh, mà Cộng sản gọi là "chiến tranh cách mạng", đã đánh bại người Mỹ và thế giới tự do, tại hai mặt trận Trung Hoa lục địa và Nam VN. Thực chất cuộc chiến đó, nay qua thời gian và những khai quật của lịch sử, cho thấy đó chỉ là một thứ chiến tranh vừa du kích lẫn qui ước, trong mục đích dấy loạn và khuynh đảo thế giới, bằng hành động phi nhân man rợ, chứ không có gì là cao siêu huyền diệu, như một số triết gia trí thức Tây Phương và Hoa Kỳ, từng ca tụng điên cuồng trong quá khứ. Người Mỹ vì không thực tâm chiến thắng tại trận địa, trong khi có đủ điều kiện để chiến thắng, đó mới chính là thực chất của cuộc chiến Đông Dương.

Nói chung, qua kinh nghiệm xướng máu của chính người Việt Quốc Gia, trong suốt 70 năm tranh đấu, cho thấy Hoa Kỳ, Thế Giới Tự Do cũng như Nam VN, đã thua VC qua cuộc chiến, chỉ một lý do duy nhất. Đó là sự hèn nhát của tập thể, vì sợ và ích kỷ, nên đã vô tình hay cố ý, yểm trợ đắc lực cho Bắc Việt các nguồn tình báo, nhân lực và tiếp tế. Một sự kiện lích sử, mà không hề thấy tại các nước bị chia đôi, sau thế chiến 2 như VN, Đức, Triều Tiên và Đài Loan. Do trên, Nam VN không bị cộng sản cưỡng chiếm, cũng là chuyện lạ.

Vì đâu phải mất nước ? một câu hỏi đã đè nặng trong tâm trí người Việt sống sót sau cuộc chiến. Bởi chính họ đã có mặt hay thật sự chứng kiến toàn bộ cuộc chiến, từ đầu cho tới trọn ngày 30-4-1975, khi Dương Văn Minh ra lệnh Nam VN buông súng đầu hàng. Rõ ràng trong suốt cuộc chiến từ năm 1955-1975, dù có mặt Hoa Kỳ và Đồng Minh hay chỉ một mình chiến đấu đơn độc, QLVNCH vẫn luôn làm chủ chiến trường, tại hầu hết các mặt trận nhỏ lớn, quan trọng như Tết Mậu Thân, Mùa hè đỏ lửa 1972 tại An Lộc, Kontum, Bình Định, Quảng Trị. Ngay những ngày tháng 4-1975, trong giờ thứ 25, dù phải chống trả với thù trong giặc ngoài, QLVNCH vẫn chiến đấu anh dũng tại các mặt trận Khánh Dương, Tháp Chàm, Phan Thiết, Phước Long, Tây Ninh-Hậu Nghĩa và nhất là Xuân Lộc, đã làm quân xâm lăng Bắc Việt, phải khiếp sợ la làng, đổ thừa Mỹ trở lại, giội bom nguyên tử. Ngày 30-4-1975, khi các quân đoàn Bắc Việt, từ tám hướng siết chặt vòng vây Thành Đô, nhưng bên trong vẫn còn đủ an toàn, để Hoa Kỳ dùng trực thăng bốc người ra chiến hạm. Trên sông Sài Gòn cũng như khắp bầu trời, cũng chính là những sinh lộ, bởi vì khắp nơi còn có sự chiến đấu của SĐ3, 5, 7, 9, 18, 21, 22, 25 BB, của Lữ Đoàn 3 Xung Kích, SĐ Dù, Biệt kích Dù-Lôi Hổ, TQLC, Thiết Giáp, BĐQ, ĐPQ+NQ, XDNT, CSDC và ngay cả những Thiếu Sinh Quân, Nhân Dân Tự Vệ. Tất cả đã ở lại chiến đấu tới cùng, và đã làm vỡ mặt Hà Nội, khi những chiếc T54, PT76 vừa tới Ngã Tư Bảy Hiền, đã bị các chiến sĩ Liên Đoàn 81 BCND và Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù bắn hạ. Lịch sử VN cận đại, là những trang huyết lệ, được người lính trận viết tại chiến hào, hố bom và ngay trên cơ thể của mình, chứ không phải qua những tài liệu, nói là của Tây Tàu, Nga Mỹ, vừa được giải mã. Chính sử gia Tư Mã Thiên, nhờ bản thân bị đoạn trường, mà viết nên một thiên sử ký tới nay, vẫn được thế nhân ngưỡng phục.

** CUỘC CHIẾN KHÔNG CẦN THẮNG **

Tuy văn khố Hoa Kỳ nói là đã cho giải mật nhiều tài liệu lịch sử có liên quan tới cuộc chiến vừa qua nhưng những điều vừa bật mí, thật sự chưa được đưa hết ra ánh sáng. Do muốn tìm hiểu sự thật về một cuộc chiến, đã làm cho Hoa Kỳ phải sa lầy và mang rất nhiều tai tiếng, nên suốt mấy chục năm qua, nhiều nhân vật, từ những quân nhân thuần tuý đã tham dự cuộc chiến như Đô Đốc Grant Sharp, Đại Tướng William C. Westmoreland hay trong ngành ngoại giao như GS Tiến Sĩ Stephen Young, Robert Sharphen, William Colby đều thắc mắc về sự bại trận của Hoa Kỳ, mà theo họ, chẳng bao giờ có thể xảy ra, trong một cuộc chiến vô cùng chênh lệch, giữa hai đối thủ, cho dù phía sau lưng VC có Liên Xô, Trung Cộng và khối Đông Âu chống lưng giúp đỡ tận lực.

Đúng như Đô Đốc Grant Sharp, cựu Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, viết trong tác phẩm nổi tiếng "Strategy For Defeat" hay là "Cuộc Chiến Không Cần Thắng", trong đó vị Cựu Tư Lịnh, cũng là một tướng lãnh từng tham dự tại chiến trường Nam VN nhiều năm, nói rằng Ông và thuộc cấp dưới quyền, bị các nhà lãnh đạo của nước Mỹ, tại Hoa Thạnh Đốn, cột chặt một tay, khi họ chiến đấu tại VN. Thảm kịch này mãi tới năm 1985, sau khi chính phủ Hoa Kỳ ban hành một số luật mới, cho phép giảm độ mật , thì Bộ Quốc Phòng mới cho in phổ biến hai mươi sáu trang, tóm tắt luật chiến đấu của QL.Hoa Kỳ tại Đại Hàn và VN, gọi là "Rules of Engagement".

Đọc Congressional Record, làm cho những lính già của VNCH phải cười ra nước mắt và thương xót cho những đồng đội, đồng bào, suốt hai mươi năm qua, vì chiến đấu chống sự xâm lăng của Bắc Việt, mà chết oan hay bị mang thương tật do đạn bom và bàn tay VC gây ra. Những luật lệ kỳ quái như Lính Mỹ không được bắn VC, trừ phi chúng tấn công trước. Không lực Mỹ không được giội bom vào xe của VC khi chúng ở cách đường mòn Trường Sơn 200m. Phi cơ Mỹ không được tấn công phi cơ Mig nếu chúng không gây hấn, không dội bom các phi cơ VC đậu yên tại phi trường. Cuối cùng, nghiêm cấm quân Mỹ truy đuổi VC, khi chúng chạy sang Lào và Kampuchia.

Chính phủ Hoa thịnh Đốn, chẳng những cấm Quân Lực Mỹ, Đồng Minh, VNCH không được thẳng tay tiêu diệt kẻ thù, mà còn báo trước những bí mật quân sự, quốc phòng cho VC biết trước, qua những lần oanh tạc tại miền Bắc, trên đường mòn HCM, hành quân Lam Sơn 719. Đó là tất cả những sự kiện lịch sử có thật, được Thứ Trưởng QP Mỹ Phil Golding, thời TT.Johnson, trả lời thắc mắc của hàng ngàn gia đình tử sĩ Hoa Kỳ: "Chúng ta đang tham gia vào một cuộc chiến giới hạn, với nhữn mục tiêu hạn chế. Nói chung đây là một cuộc chiến vì chính trị, nên không thể tiêu diệt VC được".

Do sự phản ứng càng lúc càng đông của người Mỹ, trước cái gọi là "đánh không cần thắng", nên dân chúng đã xuống đường, đả đảo mà báo chí thời đó, gọi là do phản chiến giựt dây. Thật sự người Mỹ đã quá chán ngấy cái trò đem con bỏ chợ, đem trứng cho ác, dai dẳng từ thời Kennedy, Johnson, kế đó là Nixon, nên đã giận dữ đòi Hoa Thịnh Đốn "Hãy cút khỏi VN ngay, hãy chấm dứt cái trò chiến tranh nướng thịt dai dẳng vô ích này".

Tóm lại qua cuộc chiến VN,do đầu óc con buôn, người Mỹ đã đánh mất tất cả mọi ý thức về trách nhiệm và danh dự, làm tiêu tốn hơn 150 tỷ mỹ kim tiền đóng thuế của dân chúng, hại cho 55.000 chiến sĩ bị chết oan và hơn 300.000 quân nhân các cấp bị thương tật. Trong khi đó, người lính VNCGH, dù là một quân đội bất hạnh nhất thế giới, theo báo cáo của MACV, Command History hay Dwight Owen, một cố vấn Mỹ tại VN, thì đối với các quân nhân VNCH, CHỈ CÓ CHẾT, TÀN PHẾ HAY ĐÀO NGŨ, mới mong giải thoát được cái thân phận bọt bèo của người Lính chiến trong thời loạn lạc. Ngoài ra, tài liệu cũng có nói tới việc lính Nam VN đào ngũ, nhưng không phải họ đầu hàng VC, mà trở về quê nhà, gia nhập lực lượng ĐPQ+NQ, để được chiến đấu bên cạnh vợ con, gia đình. Sau rốt, tính đến đầu năm 1975, QLVNCH đã có 231.508 tử sĩ và 95.371 phế binh. Thương tủi nhất là những ngày tháng sau đó, cho tới khi Nam VN sụp đổ vào ngày 30-4-1975, đã có hằng vạn dân lính vô tội, đã gục ngã trên chiến trường và khắp các nẻo đường chạy loạn. Nhiều tử sĩ cũng như thương binh đã bỏ thây, bỏ xác tại chỗ, vì đồng đội không thể làm gì hơn giữa chốn loạn quân. Chính Nhảy Dù từ ngày thành lập, cho tới khi tan hàng, cũng đã phải nuốt lệ, bỏ lại xác đồng đội, tại Mặt Trận Xuân Lộc tháng 4-1975, như Phạm Huấn đã viết, khi được lệnh rút quân bất ngờ trong đêm, mịt mù lửa đạn.

** BÁO CHÍ TÂY PHƯƠNG BẺ CONG NGÒI BÚT, GÓP PHẦN LÀM SỤP ĐỔ VNCH **

Trước sự sụp đổ nhanh chóng và vô lý của Nam VN không phải tại chiến trường, mà ngay ở các thành phố lớn Ba Lê, Hoa Thịnh Đón, New York, Luân Đôn, La Mã, Huế-Đà Nẵng và Sài Gòn, khiến cho nhiều trí thức ngoại quốc, đã phẫn nộ và bày tỏ thái độ khinh miệt, đối với một số người trong cũng như ngoài nước, một thời lợi dụng tự do, dân chủ và nghề nghiệp, để bẻ cong ngòi bút, xuyên tạc sự thật, phỉ báng đồng bào và quân đội Nam VN với mục đích đầu độc dư luận thế giới, giúp Bắc Việt cưỡng chiếm VNCH. Đề tài quen thuộc, được một số báo chí Hoa Kỳ và Tây Phương viết lách, đem lên truyền thanh truyền hình, đó là người lính VNCH hèn nhát không chịu chiến đấu nên bị mất tự do và người Mỹ khinh miệt.

Hai câu hỏi trên cách đây vài chục năm được bịa chuyện là có, nhưng bây giờ sự thật đã xác nhận "KHÔNG". Hoa Kỳ khi tới chiến đấu tại Nam VN, có đủ phương tiện tinh thần cũng như vật chất, vẫn nhiều lần bị thương vong, bại nhục, vẫn không thiếu những binh sĩ đào ngũ, bỏ chạy khi trận địa hỗn loạn, vẫn có tham nhũng và chính cựu TT. Bill Clinton, vì hèn nhát đã trốn quân dịch pháp định. QLVNCH chỉ mới được thành lập, được coi là một quân đội nghèo nhất trên thế giới, lại bị chiến đấu trong một cuộc chiến không có giới hạn chiến trường, hậu phương, bạn địch. Thế nhưng những người lính nghèo đó, mà lương năm cộng với tiền tử tuất, phế tật, không bằng một cuốc rượu của những ca ve, me Mỹ vậy mà họ vẫn một đời đem máu đào xương trắng, phụng sự chính nghĩa, bảo vệ màu cờ, sắc áo và từng sinh mạng cũng như tấc đất của quê hương. QLVNCH là sinh mạng của muôn người, nên khi thiếu vắng hay không còn họ, mạng người Nam VN lá rụng, đã gục ngã tại Mậu Thân Huế-Sài Gòn, trên các đại lộ kinh hoàng quốc lộ 1, Kontum, An Lộc mùa hè đổ máu và sau rốt là cùng nhau chết tập thể vào ngày 30-4-1975. Như sử gia Edward S.Creasy viết trong tác phẩm nổi tiếng "Fifteen Decisive Battle Of The World" năm 1851 "Tầm quan trọng của một cuộc chiến, là những gì ta có hôm nay, đối với người thắng cũng như kẻ bại". Những gì đã xảy ra tại Nam VN, sau 30 năm bị cộng sản cưỡng chiếm, đã đủ trả lời về tấn thảm kịch của VN, mà lần nữa Robert S.McNamara, cựu bộ trưởng QP. Thời TT Kenedy, đã giải thích một chiều, trong hồi ký của mình "In Retrospect-The Tragedy and Lesson of VN".

Nhưng không phải tất cả người Mỹ đều mù quáng và tin tưởng vào truyền thông báo chí lúc đó. Chính những giờ phút cuối cùng, nhìn cảnh đời bi thảm của phận lính bọt bèo Nam VN trên màn ảnh, tờ The New York Times Service, đã thay thế người nhược tiểu, giận dữ tố cáo chính quyền Mỹ là hèn nhát, bỏ đồng minh tháo chạy về nước trước sự tấn công của VC. Họ cũng nêu đích danh Henry Kissinger là kẻ bán đứng VNCH cho VC khi bắt ép họ ký vào bản hiệp ước giả mạo 1973, sau đó tàn nhẫn cúp viện trợ, phủi tay đứng nhìn miền nam sụp đổ.

Không có gì tồn tại với thời gian, trừ chân lý. Vì vậy những câu chuyện hề của Henry Winston, chủ tịch đảng cộng sản Mỹ, đem diễn tại Hà Nội vào tháng 5-1975, hay lời tuyên bố vung vít của Nguyễn Hữu Thọ, chủ tích bù nhìn của Mặt Trận Ma giải phóng, tại Mạc Tư Khoa, ngay khi Sài Gòn thất thủ: "cám ơn báo chí và ký giả Tây Phương, đã góp phần lớn cho chiến thắng của Hà Nội, trong số này đáng kể là người Mỹ".

Đây là tất cả sự thật, vừa được một cựu chiến binh Không Quân Hoa Kỳ là Harry H.Noyes, thay mặt những người lính VNCH, qua tác phẩm "Heroic Allies" nói lên vinh quang và sự hãnh diện của một quân lực, từ lâu đã bị bọn trí thức vô liêm sỉ , tước đoạt một cách hèn hạ, bất nhơn và vô nhân đạo. Sự tuyên truyền lố lăng và cuồng ngạo của Hà Nội cùng những mặt mo bưng bợ, làm cho thiên hạ năm châu chán ghét, sau khi cái thây ma VNCH chỉ còn trơ lại bộ xương gầy đét, không còn gì để cho Huỳnh Liên, Ngô Bá Thành, Huỳnh Tấn Mẫm, Chân Tín và một số quạ đen, diều hâu, bu tới rỉa rói như lúc chợ còn đông khứa.

Trong tài liệu đặc biệt "How Media Bias Distorts Our View of the World" của ký giả Allan Brownnfiels, nói rằng vì hầu hết giới truyền thông Tây Phương, quá mù quáng, ca tụng một chiều về Mao Trạch Đông và Fidel Castro, trong lúc thẳng tay sỉ nhục bôi lọ Tưởng Giới Thạch và chính phủ CuBa lúc đó, tuy vô tình nhưng đã làm cho cộng sản tại hai nước này chiến thắng mau lẹ. Bài học của lịch sử sau đó lại tái diễn ở Nam VN. Lần này do chính những thành phần được ưu tiên trạng trọng trong xã hội lúc đó, là những công tử tiểu thư đài cát của giới địa chủ, địa hào, thương gia, chủ vựa nước mắm, nhờ cha mẹ tổ tiên theo thực dân Pháp bốc lột đồng bào, nên có tiền, có thế, cho con trai, con gái qua Pháp, Mỹ du học thành luật sư, bác sỹ, giáo sư, những thành phần mà Hồ Chí Minh và đảng VC ở miền Bắc, chém giết và khinh bỉ tận tuyệt, sau khi được làm chủ nửa miền đất nước vào năm 1954. Nhờ cái mặt nạ trí thức và sự tự do quá trớn của Nam VN, những thành phần ăn chén đá bát này, luôn bẻ cong ngòi bút, làm cho thế giới tự do lầm lạc, nghĩ rằng giặc Cộng tại Nam VN là những người bình thường, yêu nước, nên nổi dậy chống lại sự độc tài tham nhũng của chế độ. Tóm lại nhờ những trí thức này, mà VC nằm vùng sau ngày tập kết 1954, VC chính thống từ Miền Bắc xâm nhập, kể cả Tàu Cộng, Liên Xô, Cu Ba, Đông Âu trong bộ đội Hà Nội đang chiến đấu tại Nam VN, đều không có dính líu tới Hồ và cộng sản đệ tam quốc tế. Sự độc ác trên, nhờ tuyên truyền ngay ở miền Nam và các mạng lưới quốc tế, khiến cho cuộc chiến chống xâm lăng cộng sản, của người Việt quốc gia Nam VN, mất đi cái ý nghĩa chính thống, làm cho Hoa Kỳ cũng gặp nhiều khó khăn khi sang chiến đấu bảo vệ tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á. Rốt cục, cả Mỹ lẫn Việt đều đại bại trước mặt trận thông tin ca ngợi VC, của báo chí, truyền thông ngoại quốc và ngay trong nước.

Từ năm 1965, Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân dồn dập vào Nam VN, cũng là thời kỳ lửa máu dồn dập ở hậu phương. Đây cũng là thời kỳ ăn nên làm ra, của những thông tín viên, ký giả ngoại quốc, qua những bài tường thuật, có kèm hình ảnh, không phải để phổ biến những sự thật, mà chỉ để tuyên truyền một chiều, nhằm bôi lọ những quân đội, đang trực diện với cọng sản Bắc Việt, trên chiến trường Nam VN. Có thể nói bài phóng sự chiến trường đầu tiên, của thông tín viên đài CBS tên Morley Safer, viết về cuộc hành quân của một đơn vị TQLC Mỹ, tại một làng xôi đậu, đã trở thành những mẫu thông tin "ăn khách" , theo đơn đặt hàng của thị trường Mỹ và Tây Phương lúc đó. Cũng nhờ báo chí phản tuyên truyền, Tết Mậu Thân 1968, VC chết thảm khắp nơi, đã thành chiến thắng, chiếm được ngay cả Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn. Tàn nhẫn và đáng khinh tởm nhất, là báo chí Tây Phương, trong suốt cuộc chiến Nam VN, đã không hề một chữ tường thuật những hành vi khủng bố, giết người tàn bạo của VC trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế, năm 1972 và những ngày di tản máu lửa hận hờn

Người lính VNCH vừa đánh giặc phương Bắc, vừa chống đỡ búa rìu truyền thông báo chí trong nước cũng như phong trào phản chiến tại Mỹ và tây phương, được liên kết bởi trí thức, sách báo và tuyên truyền. Đó cũng là lý do đưa đến sự sụp đổ tất yếu của một dân tộc hiền hòa, lễ nghĩa nhưng bất hạnh vì mang thân phận nhược tiểu

2. THƯƠNG QUÁ NGƯỜI PHẾ BINH VN:

Tất cả hình như chỉ còn có kỷ niệm, sau cuộc đổi đời. Là định mệnh mà chúng ta, những kiếp trai thời loạn phải gánh chịu, theo vòng đời nổi trôi của dòng sông lịch sử, dù vô lý, dù hờn căm, dù bất công thương hận.

Mất nước nhà tan, nguời lính sống sót sau cuộc chiến, rã ngũ tan hàng đầu sông cuối bể, tha phương thì dần chết trong men đời cay đắng, còn tù ngục chịu cảnh nhục hờn. Nhưng tất cả giờ cũng đã đi hết rồi, chỉ còn ở đây là những thương phế binh xa cũ, những hồn ma cô quạnh, sống với quá khứ liệt oanh, qua những vết thương đời không hề hối hận:

    "Di tản khó, sâu dòi lúc nhúc
    trong vết thương người bạn nín rên
    người chết mấy ngày không lấy xác
    thây sình mặt nát, lạch mương tanh ..."
    (Tô Thuỳ Yên)

Ta thán phục, ta hãnh diện biết bao, khi đọc được những trang sử cũ. Sẽ vui cười hớn hở cùng với tiền nhân qua những lần bình Chiêm, phá Bắc, đuổi giặc Mông trên sông Bạch Đằng, đốt tàu Pháp tại Vàm Nhật Tảo. Không biết những trang quân vương dũng tướng thời xưa, hành sử thế nào mà muôn người như một, khiến cho người trong nước, gìa trẻ lớn bé, đều nguyện một lòng giết giặc cứu nước tại Hội Nghi Diên Hồng. Sau này mới vỡ lẽ, thì ra đó là tinh thần trách nhiệm, cũng như bổn phân của kẽ sỉ thời tao loạn. Hay đúng hơn, đó là đức tính cao quí của thanh niên-sĩ phu, dù họ chỉ là những người bình dân ít học.

    "Tôi không là tôi nữa,
    từ khi được xuất ngũ
    có quạ đen đậu trên đầu hổ ..."

Thanh niên VN thời nào cũng vậy, tất cả đều đặt trách nhiệm làm trai trên hết, nên chúng ta ngày nay mới còn có đất nước, để mà vui sướng, đau khổ. Hỡi ơi, có làm lính mới hiểu phận bèo của lính, có là thương phế binh, sau khi được xuât ngũ, mới thấm thía được nỗi buồn của một kẻ tàn tật, mất tất cả, ngoài người mẹ già, từ quê xa, đang đợi con trở về. Thê thiết quá cũng như đau đớn tột cùng, kiếp lính chiều tàn là thế. Sự thật là vậy, có khi còn đau đớn trăm chiều. Ai đã tùng thấy chưa, cảnh vợ lính hay người yêu, chỉ một lần vào thăm người thân nơi quân y viện, rồi chẳng bao giờ quay lại, ngoài những giọt lệ cá sấu, vô tình còn vương vãi đó đây. Ai có một lần ngược xuôi trên các nẻo đường thiên lý, tình cờ hội ngộ những chàng trai tàn tật còn rất trẻ, những người mù, què, mặt mày in đầy thương-sẹo bởi đạn bom, đang lần mò ngửa tay chờ bố thí của mọi người. Họ là lính chiến của một thời oanh liệt, là thương phế binh QLVNCH đó, họ đau khổ mang thương tật không phải do bẩm sinh, mà vì đời, vì người gánh chịu:

Theo sử liệu, ta biết Nha Cựu Chiến Binh và Nạn Nhân Chiến Cuộc, trược thuộc Bộ Quốc Phòng. Đầu tiên Nha này là một Bộ, được thành lập vào tháng 8-1952, có một An Dưỡng Đường dành cho Thương Phế Binh. Sau đó, bộ này bị hủy bỏ, tất cả các vấn đề liên hệ tới cựu chiến binh, đều giao cho Bộ Y Tế, với một Nha riêng gọi là Nha Tổng Thư Ký, Cựu Chiến Sĩ và Phế Binh.

Thời VNCH, qua một Đại Hội Cựu Chiến Sĩ toàn quốc tại Toà Đô Sảnh Sài Gòn. Ngày 29-5-1955, Nha Tổng Giám Đốc CCB và NNCC đưọc thành lập, trụ sở ở đường Đoàn Thị Điểm. Sau Tết Mậu Thân 1968, Nha được cải thành Bộ, gồm các Nha Sở Trung Ương và các Ty trực thuộc.

Đầu năm 1969, một biến cố lớn đã xảy ra tai thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đó là vụ Y Sĩ Đại Uý Hà Thúc Nhơn, trưởng trại 12 Tai, mắt, mũi, họng, thuộc Quân Y Viện Nguyễn Huệ. Vì dám tố cáo Chỉ Huy Trưởng QYV là Thiếu Tá Phùng Quốc Anh, với sĩ quan hành chánh Đặng Mai, toa rập tham nhũng, ăn xén tiền ẩm thực của thương bệnh binh, cũng như mờ ám trong các vụ cứu xét, phân loại trợ cấp, miễn dịch. Đại Uý Nhơn đã cầm đầu các bệnh binh nổi loạn, nên bị Tỉnh trưởng Khánh Hòa lúc đó là Đại Tá Lý bá Phẩm, nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 Biệt Lập, ra lệnh cho ĐPQ bắn trọng thương và đã chết khi chở vào cấp cứu tại Cam Ranh.

Ngày đưa tang người xấu số, cũng là thời điểm Phế Binh Khánh Hòa đứng dậy đòi quyền sống. Tại Sài Gòn, Trung Úy mù BĐQ Đổ văn Lai, đang cùng một số phế binh nặng, đang dưỡng thương tại Trung Tâm Chỉnh Hình, đường Bà Huyện Thanh Quan, cũng biểu tình, cắm dùi khắp Đô Thành, đòi Chính Phủ phải cứu xét lại quyền lợi của họ, trước vật giá leo thang đắt đỏ, do sự hiện diện của Mỹ và Đồng Minh, vung đô la xanh đỏ qua cửa sổ như khói thuốc. Phong trào tranh đấu bùng nổ khắp nước, làm cho chính quyền trung ương cũng như tại các tỉnh bối rối, vì không thể dùng bạo lực để chèn ép hay khóa miệng, bởi phế binh cũng là lính, nên ai nỡ xuống tay.

Rồi Tổng Hội Thương Phế Binh ra đời tại Sài Gòn, bầu PB Nguyễn Đinh làm Hội Trưởng, PB Nguyễn Bính Thịnh, tức nhà văn An Khê, làm phó và PB Đinh Trung Thu, tổng thư ký. Ngoài ra còn có một Hội Ái Hữu Thương Phế Binh, do cựu Thiếu Tá Nguyễn Văn Hàng thành lập.

Thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975), nếu TT Thiệu có chính sách "Người cầy có ruộng", thì Phó TT. Nguyễn Cao Kỳ, cũng chủ trương "Phế Binh có nhà". Nói chung bắt đầu năm 1969 trở về sau, quyền lợi của Phế binh, cô nhi quả phụ càng ngay càng được cải tổ, chăm sóc và dễ thở hơn trước. Nạn chèn ép, dìm sổ trợ cấp để làm tiền cũng chấm dứt, kể từ năm 1972, chính phủ cho thành lập Ty Cựu Chiến Binh tai các Tỉnh, có quyền hạn rất rộng rãi, ngoại trừ, sổ trợ cấp đầu tiên được ký cấp từ Bộ. Cũng từ đó, nguời cô nhi, quả phụ và thương phế VNCH, được sống an nhàn hơn buổi trước, với các quyền lợi thiết thực, tương xứng, từ trợ cấp, xin việc làm, y tế, cho tới các kỳ thi, tất cả đều ưu tiên cho họ.

Rồi thì hằng loại Làng Phế binh, lần lượt ra đời tại quận cũng như thị xã. Riêng những phế binh đã có nhà, không muốn vào Làng, dược trợ cấp một ngân khoản 60.000 đồng. Tất cả các làng trên, đều bị VC cướp giựt sau ngày 30-4-1975.

Làm người bình thường, sống trong thời loạn, đã phải khốn khổ vì miếng cơm manh áo, huống chi phận lính nghèo, lãnh đồng lương chết đói, vậy mà còn bị trí thức nguyền rủa, là lính đánh thuê cho Mỹ.

    "Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà
    thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về
    mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa, ngỡ trong giấc mơ
    tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ ..."
    (Phạm Duy)

Nhưng chiến tranh chứa dứt và vẫn còn khốc liệt, nhưng người xưa nay đã thành tàn phế, vô dụng, lê lết đời tan xuân héo, lần mò trở về làng xưa,với những kẻ thân yêu, mong chút tình thân đùm bọc.

Ai có cảm thông chăng người lính mù trẻ tuổi vì đạn B40, lần mò trên chiếc xe lăn, quanh bến phà, bến xe, miệng hát tay đờn kiếm sống ? Có thương không những người lính trận, bán thân bất toại, lê lết khắp các nẻo đường phố thị, để bán vé số, sách báo, đắp đổi qua ngày. Và còn nữa, còn trăm ngàn thảm kịch của tuổi thanh niên thời loạn, chân gỗ tay nạng, mắt mũi vàng khè, khô nám, luôn đau đớn bởi những hậu chứng, sau khi giải phẫu. Nhưng họ vẫn lao động để sinh tồn, đi biển, làm nông, lết lê trên ruộng trên sóng, đội nắng tấm mưa. Kiếp sống phận bèo của người phế binh là thế đó, nên phải chiếm đất cắm dùi, cũng là chuyện bình thường.

Hai mươi năm chinh chiến, dù có gọi bằng một thứ danh từ gì chăng nửa, thì xác của nam nữ thanh niên hai miền đất nước, cũng đã chất cao như núi, máu chảy thành sông. Rốt cục chỉ có cái vỏ độc lập, hòa bình, tự do, thống nhất. Người cả nước đói vẫn đói và đời sống càng bị tù hãm tứ phiá, bởi cổ được mang nhiều thứ gông, cả cộng sản, lẫn tư bản và đảng cầm quyền.

Nhưng thê thiết nhất vẫn là những người phế binh VNCH. Ngày xưa lúc chế độ cũ còn, được nói, được hưởng đủ thứ quyền lợi thế nhưng họ vẫn sống bèo bọt, cực nghèo. 30-4-1975, VC vào tóm thu tất cả, thêm vào đó là chuyện trả thù. Lính sống thì đi tù, lính chết thì cầy mộ, còn lính què đui tàn phế, thì bị xua đuổi ra khỏi các quân y viện, làng phế binh và ngay cả ngôi nhà của mình.

19-4-1975 tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết.
30-4-1975 tại Tổng Y Viện Cộng Hòa-Sài Gòn.

Thảm họa gì đã đến với các thương bệnh binh còn đang điều trị, khi giặc về ? Có ai cầm được nưóc mắt trong cảnh đoạn trường máu lệ, khi từng đoàn thương binh, nối gót đắt dìu ra cổng. Người sáng dắt kẻ mù, kẻ bị thương nhẹ cõng người trọng bệnh. Khắp lối ra vào, máu me vương vãi với nước mắt đoanh tròng của những nạn nhân bị bỏ rơi, không đại bàng, chẳng đồng đội và cũng hết hậu phương. Một số chết vì vết thương quá nặng, số khác sống trong cảnh tàn phế vĩnh viễn, vì vết thương không được tiếp tục điều trị. Đời thê thảm quá, cũng may lúc đó quanh họ, còn có những cô gái bán phấn buôn hương ở Ngã ba Chú Iá, Gò Vấp, những người xích lô ba gác, kẻ cho tiền, người giúp công, đưa hết những bệnh nhân xa xứ, tới bến xe về quê sống tiếp kiếp lính bèo.

Cuộc đổi đời nay đã xa lắc nhưng mỗi lần nhớ cứ tưởng mới hôm qua hôm nay. Ba mươi năm rồi ta còn sống được, để nói chuyện văn chương chữ nghĩa trên đất người, đã là điều đại phúc. Trong lúc đó nơi quê nhà ngàn trùng xa cách, những người phế binh năm nào, không biết nay ai còn ai mất. Nhưng chắc chắn một điều, dù họ có sống hay đã chết, thì hận nhục, thương đau cũng đâu có khác gì. Bởi tất cả đâu có khác gì bóng ma trơi, những mảng đời nghèo hèn tăm tối. Đâu có ai muốn nhắc tới những thân phận hẳm hiu trong vòng đời tục lụy, kể cả những cấp chỉ huy cũ, hiện đổi đời giàu sang, mồm to miệng thét ở hải ngoại. Xin hãy thương lấy ho, hãy cứu vớt họ đang trôi nổi trong ngục tù nghiệt ngã. Phế binh cũng là một phần của tập thể cựu quân nhân hải ngoại. Hãy rớt một chút ân thừa cho những thây người còn sống sót trong bể hận trầm luân. Hãy cho họ một chút tình thương trong cơn hấp hối. Hãy dành cho họ một chút không gian nho nhỏ, trong căn nhà VN to lớn,đã được các cộng đồng tị nạn hoàn thành trên khắp nẻo đường viễn xứ, để họ an tâm chờ đợi luân hồi và một vòng hoa tặng người chiến sĩ ca khúc khải hoàn, mà chắc chắn phải có trong thời gian gần.

Ngày xưa người chinh phụ, giữ sạch tâm hồn và băng trinh tuổi ngọc, để đợi chồng ngoài quan tái, hy vọng cuộc chiến mau tàn, để phu phụ trùng phùng, kết lại mối duyên xưa:

    "Xin vì chàng xếp bào cởi giáp
    xin vì chàng giũ lớp phong sương
    vì chàng tay chuốc chén vàng
    vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng
    liên ẩm, đối ẩm, đòi phen
    cùng chàng lại kết, mối duyên đến già ..."
    (Chinh Phụ Ngâm)

Nhưng người chinh phụ VNCH lại không có cái diễm phúc đó, vì khi quê hương vừa ngưng tiếng súng, lập từ quan quân cho tới sĩ thứ, những người bại trận, lớp lớp vào tù. Lính chết đã rục tử thi vẫn bị dầy mồ, lính bị thương tàn phế bị xua đuổi ra khỏi cuôc sống. Thử hỏi trên thế gian này, có kiếp người nào, đáng thương hơn người lính VNCH ?

    "Dấu binh lửa nước non như củ,
    kẻ hành nhân qua đó chạnh thương"
    (Chinh Phụ Ngâm)

Cuộc đời thanh niên thời loạn ly, rốt cục chỉ còn lại nỗi buồn thiên cổ, xin hãy nâng ly rượu sầu lên môi mà nhớ.

Xóm Cồn
4-2005
Mường Giang