Thursday, April 24, 2008

Dấn Thân

Kính thưa toàn thể quý vị,

(Bài tham luận nầy theo dự tính sẽ được diễn giả phát biểu chính thức trong Đại Hội lần thứ XVCựu SVSQ/TVBQGVN họp tại Houston, Texas vào ngày1&2/7/06; tiếc thay vì thời giờ eo hẹp nên chỉ được phổ biến tới từng cá nhân tham dự-)

Thật hân hạnh cho tôi, được đứng trước các niên trưởng, niên đệ và quý phu nhân để thưa chuyện với các bạn đồng môn, trong ngày hội ngộ đầy cảm xúc nầy.
Thật ra biết nói gì đây, khi trước mắt tôi thấy các vị niên trưởng, ai nấy đều ở quá tuổi «cổ lai hi» mà vẫn còn nghĩ đến tình nghĩa «huynh đệ chi binh», và tình nghĩa anh em cùng Trường Mẹ có mặt khá đông đủ ở đây.
Tôi biết sẽ nói gì đây, khi cũng trước mắt tôi, các niên đệ thuộc khóa đàn em, nhỏ nhất đã ở trên tuổi «tri thiên mệnh» cả rồi.

Chúng ta còn gặp nhau đây hôm nay, không lẽ chỉ vì tình huynh đệ chi binh thế thôi ư? Tôi tin rằng ngoài điều đó ắt còn có cái gì thiêng liêng không tả được, nó còn cao hơn cả tình huynh đệ. Xin hỏi đó là cái gì?

Tôi mãnh liệt tin rằng, tối thiểu, đó là niềm khắc khoải khôn nguôi từ khi chúng ta buộc lòng phải giã từ vũ khí, từ giã cuộc đời quân ngũ, buộc lòng phải chấp nhận số phận mà không một người lính chiến nào muốn chấp nhận, đó là số phận dành cho kẻ không bị thua trận mà phải buông súng do sự sắp đặt của thế lực ở trên, và ở ngoài tầm quyết định của chúng ta.

Tôi cũng tin rằng, đó là một nỗi băn khoăn về một cái gì đó không ổn trong lý tưởng của chúng ta, khi đã chọn con đường binh nghiệp cho đời trai thời loạn. Lý tưởng đã đóng khung cuộc đời chúng ta khi vừa mới bước chân qua ngưỡng cửa trường Võ Bị Quốc Gia VN, phải chăng đó là: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Tất cả mớ lý tưởng đó đều đã trở nên vô nghĩa, và được xem không ổn kể từ cái ngày chúng ta gọi tháng 4-75 là «Tháng Tư Gãy Súng» và toàn dân VN gọi là Ngày Quốc Hận, ngày 30-4-1975.

Từ ngày ấy, Tổ Quốc Việt Nam bị CSVN chiếm đoạt. Từ ngày ấy, Danh Dự của chúng ta bị chà đạp. Từ ngày ấy, Trách Nhiệm của chúng ta bị dang dởû. Và từø ngày ấy, dù đã trả giá rất đắt, hoặc đã cắn răng chịu đựng mọi đọa đầy tủi nhục, hay may mắn lẫm liệt được đứng vững trở lại trên đôi chân tự cường của mỗi người trong chúng ta nhưng ai nấy dường như đều cảm thấy vẫn còn thiếu vắng một cái gì đó, khiến nó làm cho chúng ta trăn trở, băn khoăn ray rứt khôn nguôi.

Chính vì thế mà chúng ta phải tìm đến nhau.
Trong lao tù của giặc cộng, chúng ta tìm đến nhau để nhường cơm xẻ áo, đùm bọc nhau đã đành, chúng ta lại còn vỗ về an ủi luôn cả những anh em khác bị sa sẩy hay yếu lòng để kẻ địch lợi dụng.
Trong nhà tù lớn của đất nước bị giặc cộng chiếm đóng, chúng ta cũng tìm đến nhau, dìu dắt nhau trong hoạn nạn, đỡ đần nhau trong oan khiên, che chở nhau chống trả những đòn thù hiểm độc vừa mua chuộc vừa ly gián của CSVN.

Trên bước đường vượt biên, chúng ta chia sẻ mọi gian nguy. Trong trại tỵ nạn, chúng ta nương tựa vào nhau, hổ trợ giúp nhau chắt bóp vốn liếng tinh thần vật chất, sửa soạn làm lại từ đầu. Và quả thật chúng ta đã làm lại từ đầu một cách ngoạn mục.

Trong cuộc sống lưu vong tỵ nạn chính trị, chúng ta không thể không tiếp tục tìm nhau. Bởi vì trong đòi sống lưu vong, chúng ta luôn luôn bị đẩy vào một tình huống mà các nhà xã hội học gọi là khủng hoảng căn cước (crise d'identité). Chỉ có cách tìm đến nhau, chúng ta mới giải đáp được câu hỏi về căn cước của mình. Chúng ta luôn luôn tự hỏi «Ta Là Ai?». Tối thiểu , trong cộng đồng nhỏ bé nầy, nhìn mặt nhau, chúng ta vững tâm nhận lại chân tướng nhỏ bé của mình để rồi khẳng định, «À ta là Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam». Từ căn cước nhỏ bé đó, ta lần lượt nhận lại bản thân, để rồi tìm thấy căn cước lớn hơn nữa của mình và xác định: «Chúng ta là người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn lưu vong, bị CSVN chiếm mất nước, bị giặc đỏ chà đạp danh dự, và vì thế đã không thể chu toàn Trách Nhiệm đối với Tổ Quốc đã mất».

Khi đã tìm lại được bản thân và nhận ta là ai rồi, chúng ta thấy phải nghĩ ngay mình phải làm gì với quãng đời còn lại. Điều đó, không phải đợi tới đây, hôm nay, trong hội trường nầy mà chúng ta mới nhận ra, mà từ bao nhiêu năm rồi, chúng ta không ngớt tìm đến nhau, quy tụ nhau, ban đầu từng nhóm, hội nhỏ, hội địa phương, sau dần thành một tập thể lớn: Tổng Hội CSVSQ/VBQG.

Tùy theo khả năng và hoàn cảnh cá nhân, chúng ta đã quần tụ dưới nhiều hình thức. Ai còn giàu tinh thần chiến đấu thì gia nhập các đoàn thể đấu tranh quyết liệt để giành lại Tổ Quốc đã mất vào tay bọn CSVN. Ai tự thấy mình quá già yếu, hoặc vì hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh chính trị, không thích hợp với cuộc đấu tranh quyết liệt một mất một còn với giặc cộng, thì gia nhập các hội cựu quân nhân có tính chất ái hữu tương tế.

Dưới hình thức tương tế và ái hữu, chúng ta đã giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày, giáo dục con cháu chúng ta đời sống đạo đức chân thật, nhất là không để chúng quên mất cội nguồn dân tộc. Tối thiểu, dưới hình thức ái hữu nầy, chúng ta đã bảo tồn được Danh Dự chẵng những của người CSVSQ/VBQG mà còn bảo tồn và nêu cao luôn cả Danh dự của Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn thuộc nòi giống Lạc Hồng nữa.

Trên đây chúng tôi chỉ mới nhắc đến hai chữ Danh Dự, thế còn Trách Nhiệm thì sao?
Khi đã nhắc đến hai chữ Trách Nhiệm thì không thể không nói đến Dân Thân.
Thử hỏi? Nếu chúng ta cứ thu mình trong cái vỏ «Ái Hữu» với những hình thức «Hiếu Hỉ Tang Tế» có thể gọi là «Dấn Thân» được không?

Trước khi trả lời câu hỏi nầy, chúng ta hãy tự hỏi là «Tại sao ta phải thu mình? Có phải vì các nguyên nhân như : 1. Già yếu. 2.Lỗi lầm trong quá khứ. 3. Bị sơ hở khi rơi vào tay giặc. 4. Sẽ gặp rắc rối với VC khi về Việt Nam.

Chúng tôi từng bước xin lần lượt giải tỏa các băn khoăn nói trên.

1. Già yếu:

* - Phải chăng vì cảm thấy tuổi già sức yếu, nên tự cho phép mình «về hưu». Lý do nầy thật ra không đứng vững nếu chúng ta hiểu hai chữ «Dấn Thân» theo nghĩa tinh thần (spiritual), và không có nghĩa về vật thể (physical) trở ngại cho tuổi già. Xin nhớ, tuổi già nếu còn có thiện chí và còn có tinh thần phục vụ, chúng ta vẫn có thể dạy bảo con cháu nối tiếp Trách Nhiệm đang dang dở của thế hệ cha ông, làm rạng rỡ Danh Dự cho những người đi trước, nhất là nối gót cha ông chu toàn Trách Nhiệm: đi tìm cách vận động đòi lại Tổ Quốc VN đang bị quằn quại dưới ách thống trị của giặc Cộng.

Cụ thể và điển hình, nếu quý vị chỉ cần lấy kinh nghiệm sống, dựa vào những tài liệu mà Quân Lực VNCH đã giáo dục chúng ta; quý vị có thể dễ dàng hướng dẫn thế hệ trẻ hiểu biết rõ thế nào là - a) Chính nghĩa quốc gia - b) Vì sao chúng ta phải chiến đấu chống CSVN - c) Giải thích những ngụy thuyết của cộng sản về ý nghĩa về Hòa Giải&Hòa Hợp, Xóa Bỏ Hận Thù mà VC dùng để chiêu dụ những kẻ nhẹ dạ trong hàng ngũ quốc gia.

Nếu Quý vị chỉ hoàn tất từng đó công việc thôi, thì cũng tránh khỏi nghe những luận cứ quái đản của một số giới trẻ nghe theo lời xuyên tạc của những kẻ nội thù tay sai CS, giới nầy từng nói với các bậc phụ huynh tỉ như: Tại sao các chú các bác đặt tên hai chữ Quốc Hận nó nghe quá nặng nề, đề nghị đổi chữ khác cho nhẹ được không? Hoặc, đừng nên gọi là Tháng Tư Đen mà hãy sữa lại là Tháng Tư Xanh, hoặc đó là Tháng Báo Hiếu cho «cha mẹ» thì có nhiều người đến với mình hơn. Quả đúng là chua chát nhưng nhiều vị trí thức khoa bảng trong đó có nhiều anh em chúng ta không biết cách phản bác.

2. Lỗi Lầm Quá Khứ:

* - Phải chăng vì trong quá khứ «nghĩ mình công ít tội nhiều», mặc cảm mà thu mình lại để khỏi chen chân vào chốn thị phi? Lý do nầy lại càng không đứng vữõng. Sau ngày 30-4-75, nếu chúng ta đã cảm thấy từng có lỗi lầm gì trong Trách Nhiệm bảo vệ Tổ Quốc, thì tất cả chúng ta đã bị trả giá chung với toàn dân, cùng chung số phận nước mất nhà tan, biết bao năm tháng đọa đày, ly tán quá đủ rồi khỏi cần thắt mắc. Nhớ rằng, sự đời vấp ngã là chuyện bình thường; quan trọng và đáng quý nhất là bị ngã nhưng vẫn can đảm đứng dậy và tiếp tục tiến bước mới có giá trị.

3. Sơ Hở Khi Rơi Vào Tay Giặc:

* - Hoặc giả tự ngẫm mình trong thời gian lọt vào tay địch, biết đâu mình đã có sơ hở nào đó, nếu nay mà ra mặt «Dấn Thân» thì sợ rằng địch sẽ khai thác và bôi lọ chăng? Lý do nầy lại càng không đứng vững và không thuyết phục được lý do tại sao chúng ta không chịu dấn thân. Xin nhắc lại, những gì ta buộc phải khai báo trông gông cùm và dưới lưỡi lê họng súng của giặc, chẳng qua là bất đắc dĩ để «mưu sinh thoát hiểm», phải sống đã. Giả dụ mà giặc Cộng có đem những điều đó ra mà để bôi nhọ ta, thì chính chúng thú nhận rằng anh em chúng ta đã khôn ngoan hơn bọn chúng nhiều; hơn nữa, đồng bào và đồng đội đều dư hiểu rằng ở hoàn cảnh khắc nghiệt trong lao tù CSVN, hầu như ai cũng phải làm như thế thôi, và cũng chẳng ai nỡ dùng những thứ đó, trách cứ lẫn nhau để rơi vào cạm bẫy của giặc Cộng.

4. Sẽ gặp rắc rối với VC khi về Việt Nam:

* - Một trường hợp khá thông thường khác mà phần lớn các chiến hữu chúng ta đều e ngại và dễ bị vướng mắc: nếu tích cực dấn thân sẽ gặp trở ngại khi về VN, sợ địch gây khó dễ cho thân nhân quyến thuộc , thậm chí còn bị làm «con tin» bất đắc dĩ trong vòng tay địch»? Lý do nầy xét ra trong quá khứ có thể đúùng, nhưng hiện tại thì không còn đúng nữa. Bây giờ, ít nhiều địch đã đi những bước khá dài trên bước đường hội nhập vào cộng đồng nhân loại, nên chúng sẽ không còn mặc tình tự tung tự tác áp dụng «luật rừng» như trước đây nữa. Giai đoạn này là chúng phải e dè ta, chứ không phải chúng ta e dè chúng.

Bây giờ là giai đoạn chúng ta ở thế chủ động và CS ở thế bị động. Nếu CSVN giở trò khó dễ, lập tức chế độ CS sẽ bị trừng phạt nặng nề. Bây giờ là lúc CS Hà Nội đang o bế Hoa Kỳ để kiếm đô la, vận dụng kỷ thuật và chất xám, hơn nữa chúng ta là công dân Mỹ, những người đã đóng thuế mới có đô la bố thí cho chúng. Nhớ rằng, hàng năm người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã gủi về gần 4 tỷ đô la cho thân nhân; nếu chúng ta đừng có những hành động công khai, xuẩn động lộ liễu, CSVN không dám động đến ta, vì Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn hải ngoại được Việt Cộng đánh giá như những con bò sữa, con gà đẻ trứng vàng nuôi béo chế độ CSVN. Thực tế, bây giờ tuy chúng treo bảng hiệu chủ nghĩa cộng sản, nhưng thực chất CSVN chỉ theo chủ nghĩa đô la mà thôi. Tóm lại bây giờ đến lúc chúng ta nên sang nhượng cái tâm lý Sợ lại cho bọn Việt Cộng ; vai trò»ai sợ ai» đã đảo ngược rồi.

Trả lời thỏa đáng được các câu hỏi về các nguyên nhân thu mình nói trên rồi, chúng ta đã thấy ngay rằng sự thu mình trong hình thức ái hữu chẳng qua chỉ là Dân Thân dưới hình thức thụ động mà thôi.

Còn Dấn Thân Chủ Động thì sao?

Từ lâu trong quá khứ, từng có biết bao bạn đồng môn của chúng ta không chấp nhận Dấn Thân Thụ Động, đã Dấn Thân Chủ Động vào mọi hoạt động đấu tranh đòi lại Tổ Quốc, nêu cao Danh Dự và tiếp tục một cách ngoạn mục Trách Nhiệm của người lính tuy đã bị buộc phải giã từ vũ khí một cách bất đắc dĩ. . .

Trong bối cảnh đấu tranh đa nguyên, vô số tổ chức đấu tranh của từng lớp quân nhân đã ra đời, trong đó người CSVSQ/VBQG thường đóng vai chủ lực, dẫn đạo hoặc tiên phong. Hơn thế nữa, trong các hoạt động đấu tranh vượt ngoài giới hạn của người cựu chiến binh, trong sinh hoạt cộng đồng, luôn luôn cóù mặt người CSVSQ/VBQG ở tầm vóc cao lớn không hề kém ai.

Thiết tưởng mức độ Dấn Thân của chúng ta trong suốt 31 năm Quốc Hận vừa qua, không ai có thể chê trách được. Giả như tình thế trước mắt có đòi hỏi chúng ta cần Dấn Thân nhiều hơn nữa, với cường độ mạnh hơn nữa, chúng ta không cần thiết phải đẻ ra thêm nhiều tổ chức khác cho rậm đám, với những danh từ dao to búa lớn. Đồng ý rằng đa nguyên là sức mạnh, nhưng đa nguyên đến độ manh mún, vụn vặt, thiếu kỷ luật, không có tổ chức khoa học thì nó trở thành một đống cát vĩ đại rời rạc thì nên tránh. Tốt nhất, khi chấp nhận Dấn Thân mong Quý vị nên tự đặt câu hỏi và:

a) - Dấn thân bằng cách nào? Dấn Thân với Ai? Dân Thân để làm gì? Và quan trọng hơn hết phải cố tìm hiểu: Ai là người lãnh đạo tổ chức đó? Đàng sau đó là gì? Và không thể mù quáng chạy theo các tổ chức mà bản thân mình chưa nắm được nội tình của tổ chức mà chúng ta muốn Dấn Thân.

b) - Phải kiên định lập trường của người Việt Tỵ Nạn CS là tiếng nói lương tri trong tình yêu nhân bản để xác định rõ Làn Ranh Quốc Cộng: «Quốc là Quốc Gia Dân Tộc», là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước, không thể hiểu một cách hẹp hòi như bọn Việt Cộng đã dành riêng cho khối người miền Nam Việt Nam (chúng thường gọi bọn quốc gia) trước năm 1975. Còn Cộng (Sản), chính là CSVN. Do đó, muốn dấn thân đóng góp cho cuộc đấu tranh chống cộng sản hiện nay, chúng ta phải thực sự xem đây là một cuộc đấu tranh của cả một dân tộc vì thế phải duy trì Làn Ranh Quốc-Cộng bất cứ giá nào. Vì đây là Làn ranh giữa Thiện vá Ác, giữa Ánh Sáng và Bóng Tối CS.

c) - Xin đừng đặt năng vấn đề danh và lợi. Trong công cuộc đấu tranh hiện tại thì khó mà nói chuyện Danh&Lợi, vì tất cả chỉ mục đích duy nhất là hy sinh cho đại cuộc để lấy lại Tổ Quốc đã mất. Do đó mong tất cả những ai đừng vì một danh vọng ảo mà làm hoen ố danh dự của người quân nhân QLVNCH, một đội quân đã một thời vang bóng. Khi nhắc đến đó chúng tôi quá đau lòng khi thấy một số quân nhân cao cấp đem uy tín chính trị và đẳng cấp quốc gia VNCH đánh hạ xuống ngang hàng với các tổ chức lố lăng ở hải ngoại. Tướng thật mà chấp nhận mang lấy sao giả.

Trong thời gian gần đây, người ta đưa ra hình thức gọi là «tập thể», ý đồ muốn thâu tóm, bao trùm lên trên hết các tổ chức cựu chiến sĩ, cựu quân nhân hiện hữu, đó là điều vừa không nên vừa nguy hiểm.

Vì sao không nên?

Không nên, vì lối «thâu tóm» đó đi ngược lại nguyên lý đa nguyên, là nguyên lý tổ chức từng giúp chúng ta tập hợp từng cục bộ đồng nhất (partial uniformity), tránh va chạm vì khác bản chất, mà vẫn dễ dàng tập trung khi có mục tiêu cụ thể để hợp đồng công tác (tác chiến). Đa nguyên giúp chúng ta được tính uyển chuyển (flexibility) của tổ chức, khiến địch đánh ta khó mà ta đánh địch dễ. Anh em quân nhân chúng ta đều hiểu biết hơn ai hết sự quan trọng của tính uyểân chuyển (hay linh động tính . .flexibility) trong nguyên tắc điều binh.

Vì sao nguy hiểm?

Nguy hiểm vì khi «chỉ có một» thì không còn linh động nữa. người Mỹ thướng rất húy kỵ khi diễn tả là không nên dồn tất cả quả trứng vào trong một cái giỏ (put all eggs in one basket); nó nguy hiểm ở độ chỉ cần một chấn động nhỏ thì sẽ không còn được một quả trứng nào nguyên vẹn.

Nguy hiểm, vì khi chỉ có một. thì khó mà giữ cho cái đầu khỏi bị mua chuộc, ly gián hay vô hiệu hóa có kế hoạch của địch. Giả dụ trong trường hợp đó xảy ra, không lý ta bị bó tay vì đã thua hết vốn hay sao? Muốn tránh nguy cơ thua sạch láng, tương tự như hành quân mà không có quân «trừ bị» (reserve) ta phải duy trì nguyên tắc đa nguyên trong tổ chức, miễn là sự đa nguyên được giữ làm sao cho không trở thành vụn vặt hay mảnh vụn dễ yếu ớt.

Nói tóm, chúng tôi đề nghị phải cương quyết gạt bỏ những vận động «tập thể bao trùm» do một số cựu quân nhân với một quá khứ không trong sáng mới đưa ra gần đây.

Xin lưu ý quý vị, nếu chấp nhận Dấn Thân, mong quý vị nhớ cho rằng, Chiến tranh tuy đã chấm dứt từ 31 năm qua, nhưng cuộc chiến đấu để lấy lại Tổ Quốc vẫn còn tiếp tục: Từ chiến trường đầy khói súng chuyển qua chính trường cần nhiều suy nghĩ tâm huyết. Do đó rất cần đến kinh nghiệm của quý vị, mặc dù đó là những kinh nghiệm chiến bại.

Kính thưa quý vị

Một lần nữa, tôi xin cám ơn ban tổ chức đã cho tôi cơ hội đứng trước quý vị để được một phần nào đóng góp với tất cả quý đồng môn về những gì mà chúng ta có thể đóng góp được cho dân tộc trong những ngày còn lại của cuộc đời tỵ nạn hôm nay.

Vững tin rằng bình minh của dân tộc sẽ bừng sáng lại trong một ngày không xa, xin quý niên trưởng, niên đệ cùng quý phu nhân chia xẻ với chúng tôi tâm nguyện sau đây: Vì Tổ Quốc-Danh Dự -Trách Nhiệm, chúng ta nguyện dấn thân đến hơi thở cuối cùng. Nhớ rằng, trong cuộc sống tỵ nạn lưu vong, chúng ta khó mà thành công nếu thiếu bàn tay đóng góp thân ái tích cực của quý bà. Ước Mong thay.

Phùng Ngọc Sa

No comments: