Nam Dao
Thời điểm 30/4 là cái mốc thời gian mà có lẽ hầu hết những thuyền nhân tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam đều lắng tâm tư mình để hồi tưởng lại quãng đời tỵ nạn gian truân và những nguyên nhân nào đưa đến sự chọn lựa đổi đời này. Một sự chọn lựa can đảm dẫu biết rằng mình phải trả một cái giá rất đắt là cái chết của chính mình để đổi lấy hai chữ Tự Do. Một sự chọn lựa chưa từng xảy ra trong 4000 năm lịch sử Việt Nam mà trong đó gần 3 triệu người dân Việt vượt biên đi tìm tự do và gần một triệu người bỏ thây ngoài trùng dương. Cho dù đặt chân đến được bến bờ tự do vào những thời điểm khác nhau, nhưng hầu hết những ai mang thông hành tỵ nạn chính trị cũng mặc nhiên coi ngày Quốc Hận 30/4/1975 là nguyên đưa đến sự quyết định ra đi đổi đời của mình.
Dù không vượt biên, đối với tôi, Quốc Hận 30/4/1975 là ngày mở đầu cuộc đời tỵ nạn CSVN của tôi nơi xứ người. Tôi muốn nhấn mạnh sáu chữ tỵ nạn CSVN chứ không phải là tỵ nạn kinh tế mà nhà cầm quyền CSVN cố tình xuyên tạc để bôi nhọ chính nghĩa của chúng ta. Trong ngày tưởng niệm 33 năm quốc hận 30/4/1975 năm nay, tôi muốn trải lòng mình viết về một người chiến sĩ vô danh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tôi muốn ghi lại trên trang giấy này ánh mắt anh, đối với tôi là biểu tượng cho sự âm thầm hy sinh cao cả của tập thể chiến binh VNCH để bảo vệ từng tấc đất, từng giây phút sống an lành cho người dân miền Nam. Ánh mắt nhiệm mầu đã thay đổi cuộc đời của một người con gái từ sống vô tư vị kỷ quay sang con đường đấu tranh khá xa lạ đối với phái nữ.
Người ta bảo ánh mắt là cửa sổ tâm hồn cũng không sai. Chỉ cần nhìn ánh mắt của một người là có thể đoán được một phần nào cá tính, lòng dạ tốt xấu và tâm trạng của người đó. Trong đời tôi đã gặp đủ loại ánh mắt, nhưng tôi có đâu ngờ được rằng ánh mắt mà tôi gặp nơi bờ sông Bến Hải đã để trong tôi một tác động tâm lý mãnh liệt làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi sau đó. Sinh trưởng ở miền Bắc và di cư vào Saigon, tôi có cơ may có được một cuộc sống sung túc, ngày cắp sách đến trường, nhìn cuộc đời với đôi mắt màu hồng của tuổi dậy thì. Hình ảnh chiến tranh thời đó tôi cảm nhận được là những ngọn đèn hỏa châu và những tiếng đại bác đêm đêm vọng về. Thế nhưng cuộc đời tôi đã rẽ sang một khúc quanh khi gặp đôi mắt bờ sông Bến Hải.
Trong một chuyến du lịch trở về thăm quê hương (1973) cùng với phái đoàn Tổng Hội Sinh Viên Paris do ông Hoàng Ðức Nhã tổ chức, các sinh viên du học được đưa đi thăm Huế, Quảng Trị, đại lộ kinh hoàng, những địa danh bị tàn phá bởi chiến tranh và bờ sông Bến Hải để sinh hoạt cùng với các anh chiến binh VNCH. Nơi dòng sông Bến Hải, nhìn qua bên kia sông là lá cờ máu của CS. Ngước nhìn lên chòi canh bên này là lá đại kỳ vàng ba sọc đỏ phất phới bay và hình ảnh người chiến binh VNCH trong quân phục tác chiến, tay cầm khẩu súng im lặng mắt hướng về phía bên kia sông. Khuôn mặt sạm màu nắng chiến chinh và ánh mắt khắc khổ chịu đựng gió sương nhưng cương quyết, sẵn sàng quyết tử để bảo vệ màu cờ vàng ba sọc đỏ, đã làm lòng tôi chùng xuống một niềm xúc động lớn pha lẫn xấu hổ. Xấu hổ vì thấy rằng mình đã sống quá vị kỷ chưa làm được gì hữu ích cho quê hương dân tộc. Xúc động vì giờ đây qua ánh mắt người chiến binh đó tôi mới thực sự hiểu được, trong khi tôi và người dân miền Nam được sống yên lành với gia đình thì ở ngoài tiền tuyến lại có hàng trăm ngàn chiến binh VNCH âm thầm chấp nhận đốt cháy tương lai, tuổi thanh xuân, lẫn hạnh phúc, bên ánh đèn hỏa châu lửa đạn.
Người chiến binh VNCH không phải chỉ mất tuổi thanh xuân không thôi. Ðã có hàng trăm ngàn chiến binh trở về sau cuộc chiến "với đôi nạng gỗ", để lại nơi chiến trường một phần máu và thân thể của đời mình. Trở về với cuộc đời dang dở tàn phế tương lai! Và cũng đã có biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ vô danh bỏ thây nơi chiến trường để lại gia tài cho vợ con một tấm thẻ bài và những vành khăn tang trắng làm đổ nát đời người cô phụ và gia đình họ. Tôi đã ngộ những mất mát to lớn đó khi đi trên Ðại Lộ Kinh Hoàng mà cái tên tự nó cũng đủ nói lên trận chiến khốc liệt đã xảy ra tại nơi đây. Dẫu chiến trường đã được dọn sạch từ lâu, nhưng quang cảnh hoang tàn và thê lương cũng đủ làm tôi rùng mình vì tôi vẫn còn cảm nhận được một luồng âm khí của các vong linh hình như chưa siêu thoát nên vẫn còn lảng vảng ở đâu đây. Khi đôi chân mình đi trên mặt đất thấm máu và nước mắt của dân tộc tôi mới thấu hiểu hai chữ tự do vô cùng quý báu như thế nào. Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho khát vọng tự do được gìn giữ bởi máu và nước mắt của dân tôi giờ thiêng liêng biết ngần nào!
Cũng vì thế khi ngước nhìn lá đại kỳ phất phới bay nơi dòng sông bến Hải tôi đã nghẹn ngào thầm cám ơn đôi mắt kia và tập thể chiến binh VNCH đã âm thầm hy sinh cho người dân miền Nam trong đó có tôi được thở hít không khí tự do cho đến ngày 30/4/1975. Một món nợ tinh thần mà tôi phải trả dù là một phần rất nhỏ, cho các anh, cho gia đình tử sĩ và cho quê hương dân tộc. Trước khi ra đi tôi đã quay lại nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới bay trên bờ sông Bến Hải lần cuối và thầm nhắn gửi với đôi mắt vô danh kia rằng tôi hứa cùng anh và các đồng đội của anh nguyện bảo vệ chính nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được gìn giữ bởi máu và nước mắt của những tấm lòng yêu nước. Ðôi mắt vô danh kia tôi không còn nhìn thấy nhưng vẫn in hằn trong đầu tôi.
35 năm trời đã trôi qua kể từ ngày giã từ lá đại kỳ nơi dòng dông Bến Hải vào năm 1973, tôi không biết đôi mắt kia giờ ở nơi đâu? Anh còn sống hay đã mất? Nếu đã mất thì anh mất ở nơi đâu? Bỏ thây ngoài biển khơi hay ở nơi lao tù rừng thiêng nước độc? Nếu còn sống thì giờ này anh ở nơi đâu? Trại cải tạo hay ở một vùng trời tỵ nạn xa xăm nào đó? Hay nếu còn ở Việt Nam, chế độ tàn bạo CS đã đối xử bất công bạc ác với người chiến binh VNCH như anh ra sao? Những câu hỏi trên luôn trở lại với tôi mỗi khi ngày quốc hận 30/4/ trở về. Những câu hỏi luôn làm nhức nhối trái tim tôi mỗi khi nghĩ đến anh, nghĩ đến các thương binh VNCH và lá đại kỳ nơi dòng dông Bến Hải.
Hôm nay trong ngày tưởng niệm 33 năm Quốc Hận, tôi muốn viết những dòng tâm tư này gửi đến anh. Nếu anh còn sống nơi xứ người, tôi xin được chia sẻ chung với anh nỗi đau của một người chiến binh già khi phải nhìn hình lá cờ vàng ba sọc đỏ bị bôi bác vẽ trong một cái chậu rửa chân. Một hành động vô ơn bạc nghĩa của những kẻ ngày xưa đã từng ăn cơm quốc gia nay đâm sau lưng chiến sĩ VNCH. Tôi cũng xin được chia sẻ chung với anh sự nổi giận khi thấy những con buôn chính trị cho phổ biến năm chương trình lịch sử phản động của Cộng sản H.D.D. bôi nhọ chính nghĩa quân cán chính VNCH. Nếu anh đã qua đời và đang an giấc nơi Nghĩa Trang Quân Ðội, tôi cũng xin được san sẻ chung với anh nỗi u uẩn của một người chết không thể thét lên được khi phải chứng kiến cảnh những kẻ thời cơ quỵ lụy xin xỏ bạo quyền cái đặc ân được trùng tu nghĩa trang quân đội đã bị CSVN biến thành nghĩa trang dân sự Bình An, là một hình thức xóa sổ cái chết vì lý tưởng của anh lẫn thành tích lịch sử đấu tranh hào hùng của quân lực VNCH. Những kẻ thời cơ chính trị đó tất phải thừa hiểu, bất cứ một người chiến binh VNCH nào khi đã cầm súng ra trận tức là họ không sợ chết banh thây ngoài chiến tuyến thì không có lý do gì họ phải nhờ ai van xin kẻ thù trùng tu mộ phần giùm cho họ. Hành động xin/cho đó nào có khác chi cầm dao đâm sau lưng vong linh chiến sĩ VNCH.
Cũng trong ngày tưởng niệm 33 năm quốc hận 30/4 năm nay, tôi xin xác quyết một lần nửa lời thầm hứa với anh nơi bờ sông Bến Hải năm nào giờ đây vẫn còn nguyên vẹn: dù bất cứ ở nơi nào trên thế giới nếu có những ai bôi nhọ lá cờ vàng ba sọc đỏ hay chính nghĩa của quân lực VNCH thì tôi cũng sẽ một lòng cùng với đồng bào ở nơi đó quyết tâm lên tiếng phản đối những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma CS.
Ðối với những vị anh hùng liệt sĩ vô danh bị CSVN tàn phá nơi nghĩa trang quân đội, dẫu các anh đã nằm xuống nhưng chúng tôi và thế hệ mai sau vẫn tiếp nối con đường các anh đi, bởi vì cuộc chiến này chưa phân thắng bại. Sẽ có một ngày màu cờ vàng ba sọc đỏ sẽ phất phới bay trở lại trên bầu trời các anh an nghỉ và cái tên Nghĩa trang Quân Ðội sẽ được phục hồi trả lại cho vong linh anh hùng liệt sĩ VNCH. Tôi và đồng bào miền Nam không hề quên ơn các anh, những chiến binh oai hùng của quân lực VNCH đã một thời đổ máu trên Trường Sa Hoàng Sa, trên khắp nẻo đường Việt Nam để giữ từng tấc đất của tổ tiên không bị rơi vào tay CSVN bán nước buôn dân nay biến thái thành tư bản đỏ.
Nam Dao
Thời điểm 30/4 là cái mốc thời gian mà có lẽ hầu hết những thuyền nhân tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam đều lắng tâm tư mình để hồi tưởng lại quãng đời tỵ nạn gian truân và những nguyên nhân nào đưa đến sự chọn lựa đổi đời này. Một sự chọn lựa can đảm dẫu biết rằng mình phải trả một cái giá rất đắt là cái chết của chính mình để đổi lấy hai chữ Tự Do. Một sự chọn lựa chưa từng xảy ra trong 4000 năm lịch sử Việt Nam mà trong đó gần 3 triệu người dân Việt vượt biên đi tìm tự do và gần một triệu người bỏ thây ngoài trùng dương. Cho dù đặt chân đến được bến bờ tự do vào những thời điểm khác nhau, nhưng hầu hết những ai mang thông hành tỵ nạn chính trị cũng mặc nhiên coi ngày Quốc Hận 30/4/1975 là nguyên đưa đến sự quyết định ra đi đổi đời của mình.
Dù không vượt biên, đối với tôi, Quốc Hận 30/4/1975 là ngày mở đầu cuộc đời tỵ nạn CSVN của tôi nơi xứ người. Tôi muốn nhấn mạnh sáu chữ tỵ nạn CSVN chứ không phải là tỵ nạn kinh tế mà nhà cầm quyền CSVN cố tình xuyên tạc để bôi nhọ chính nghĩa của chúng ta. Trong ngày tưởng niệm 33 năm quốc hận 30/4/1975 năm nay, tôi muốn trải lòng mình viết về một người chiến sĩ vô danh trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tôi muốn ghi lại trên trang giấy này ánh mắt anh, đối với tôi là biểu tượng cho sự âm thầm hy sinh cao cả của tập thể chiến binh VNCH để bảo vệ từng tấc đất, từng giây phút sống an lành cho người dân miền Nam. Ánh mắt nhiệm mầu đã thay đổi cuộc đời của một người con gái từ sống vô tư vị kỷ quay sang con đường đấu tranh khá xa lạ đối với phái nữ.
Người ta bảo ánh mắt là cửa sổ tâm hồn cũng không sai. Chỉ cần nhìn ánh mắt của một người là có thể đoán được một phần nào cá tính, lòng dạ tốt xấu và tâm trạng của người đó. Trong đời tôi đã gặp đủ loại ánh mắt, nhưng tôi có đâu ngờ được rằng ánh mắt mà tôi gặp nơi bờ sông Bến Hải đã để trong tôi một tác động tâm lý mãnh liệt làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi sau đó. Sinh trưởng ở miền Bắc và di cư vào Saigon, tôi có cơ may có được một cuộc sống sung túc, ngày cắp sách đến trường, nhìn cuộc đời với đôi mắt màu hồng của tuổi dậy thì. Hình ảnh chiến tranh thời đó tôi cảm nhận được là những ngọn đèn hỏa châu và những tiếng đại bác đêm đêm vọng về. Thế nhưng cuộc đời tôi đã rẽ sang một khúc quanh khi gặp đôi mắt bờ sông Bến Hải.
Trong một chuyến du lịch trở về thăm quê hương (1973) cùng với phái đoàn Tổng Hội Sinh Viên Paris do ông Hoàng Ðức Nhã tổ chức, các sinh viên du học được đưa đi thăm Huế, Quảng Trị, đại lộ kinh hoàng, những địa danh bị tàn phá bởi chiến tranh và bờ sông Bến Hải để sinh hoạt cùng với các anh chiến binh VNCH. Nơi dòng sông Bến Hải, nhìn qua bên kia sông là lá cờ máu của CS. Ngước nhìn lên chòi canh bên này là lá đại kỳ vàng ba sọc đỏ phất phới bay và hình ảnh người chiến binh VNCH trong quân phục tác chiến, tay cầm khẩu súng im lặng mắt hướng về phía bên kia sông. Khuôn mặt sạm màu nắng chiến chinh và ánh mắt khắc khổ chịu đựng gió sương nhưng cương quyết, sẵn sàng quyết tử để bảo vệ màu cờ vàng ba sọc đỏ, đã làm lòng tôi chùng xuống một niềm xúc động lớn pha lẫn xấu hổ. Xấu hổ vì thấy rằng mình đã sống quá vị kỷ chưa làm được gì hữu ích cho quê hương dân tộc. Xúc động vì giờ đây qua ánh mắt người chiến binh đó tôi mới thực sự hiểu được, trong khi tôi và người dân miền Nam được sống yên lành với gia đình thì ở ngoài tiền tuyến lại có hàng trăm ngàn chiến binh VNCH âm thầm chấp nhận đốt cháy tương lai, tuổi thanh xuân, lẫn hạnh phúc, bên ánh đèn hỏa châu lửa đạn.
Người chiến binh VNCH không phải chỉ mất tuổi thanh xuân không thôi. Ðã có hàng trăm ngàn chiến binh trở về sau cuộc chiến "với đôi nạng gỗ", để lại nơi chiến trường một phần máu và thân thể của đời mình. Trở về với cuộc đời dang dở tàn phế tương lai! Và cũng đã có biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ vô danh bỏ thây nơi chiến trường để lại gia tài cho vợ con một tấm thẻ bài và những vành khăn tang trắng làm đổ nát đời người cô phụ và gia đình họ. Tôi đã ngộ những mất mát to lớn đó khi đi trên Ðại Lộ Kinh Hoàng mà cái tên tự nó cũng đủ nói lên trận chiến khốc liệt đã xảy ra tại nơi đây. Dẫu chiến trường đã được dọn sạch từ lâu, nhưng quang cảnh hoang tàn và thê lương cũng đủ làm tôi rùng mình vì tôi vẫn còn cảm nhận được một luồng âm khí của các vong linh hình như chưa siêu thoát nên vẫn còn lảng vảng ở đâu đây. Khi đôi chân mình đi trên mặt đất thấm máu và nước mắt của dân tộc tôi mới thấu hiểu hai chữ tự do vô cùng quý báu như thế nào. Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho khát vọng tự do được gìn giữ bởi máu và nước mắt của dân tôi giờ thiêng liêng biết ngần nào!
Cũng vì thế khi ngước nhìn lá đại kỳ phất phới bay nơi dòng sông bến Hải tôi đã nghẹn ngào thầm cám ơn đôi mắt kia và tập thể chiến binh VNCH đã âm thầm hy sinh cho người dân miền Nam trong đó có tôi được thở hít không khí tự do cho đến ngày 30/4/1975. Một món nợ tinh thần mà tôi phải trả dù là một phần rất nhỏ, cho các anh, cho gia đình tử sĩ và cho quê hương dân tộc. Trước khi ra đi tôi đã quay lại nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới bay trên bờ sông Bến Hải lần cuối và thầm nhắn gửi với đôi mắt vô danh kia rằng tôi hứa cùng anh và các đồng đội của anh nguyện bảo vệ chính nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được gìn giữ bởi máu và nước mắt của những tấm lòng yêu nước. Ðôi mắt vô danh kia tôi không còn nhìn thấy nhưng vẫn in hằn trong đầu tôi.
35 năm trời đã trôi qua kể từ ngày giã từ lá đại kỳ nơi dòng dông Bến Hải vào năm 1973, tôi không biết đôi mắt kia giờ ở nơi đâu? Anh còn sống hay đã mất? Nếu đã mất thì anh mất ở nơi đâu? Bỏ thây ngoài biển khơi hay ở nơi lao tù rừng thiêng nước độc? Nếu còn sống thì giờ này anh ở nơi đâu? Trại cải tạo hay ở một vùng trời tỵ nạn xa xăm nào đó? Hay nếu còn ở Việt Nam, chế độ tàn bạo CS đã đối xử bất công bạc ác với người chiến binh VNCH như anh ra sao? Những câu hỏi trên luôn trở lại với tôi mỗi khi ngày quốc hận 30/4/ trở về. Những câu hỏi luôn làm nhức nhối trái tim tôi mỗi khi nghĩ đến anh, nghĩ đến các thương binh VNCH và lá đại kỳ nơi dòng dông Bến Hải.
Hôm nay trong ngày tưởng niệm 33 năm Quốc Hận, tôi muốn viết những dòng tâm tư này gửi đến anh. Nếu anh còn sống nơi xứ người, tôi xin được chia sẻ chung với anh nỗi đau của một người chiến binh già khi phải nhìn hình lá cờ vàng ba sọc đỏ bị bôi bác vẽ trong một cái chậu rửa chân. Một hành động vô ơn bạc nghĩa của những kẻ ngày xưa đã từng ăn cơm quốc gia nay đâm sau lưng chiến sĩ VNCH. Tôi cũng xin được chia sẻ chung với anh sự nổi giận khi thấy những con buôn chính trị cho phổ biến năm chương trình lịch sử phản động của Cộng sản H.D.D. bôi nhọ chính nghĩa quân cán chính VNCH. Nếu anh đã qua đời và đang an giấc nơi Nghĩa Trang Quân Ðội, tôi cũng xin được san sẻ chung với anh nỗi u uẩn của một người chết không thể thét lên được khi phải chứng kiến cảnh những kẻ thời cơ quỵ lụy xin xỏ bạo quyền cái đặc ân được trùng tu nghĩa trang quân đội đã bị CSVN biến thành nghĩa trang dân sự Bình An, là một hình thức xóa sổ cái chết vì lý tưởng của anh lẫn thành tích lịch sử đấu tranh hào hùng của quân lực VNCH. Những kẻ thời cơ chính trị đó tất phải thừa hiểu, bất cứ một người chiến binh VNCH nào khi đã cầm súng ra trận tức là họ không sợ chết banh thây ngoài chiến tuyến thì không có lý do gì họ phải nhờ ai van xin kẻ thù trùng tu mộ phần giùm cho họ. Hành động xin/cho đó nào có khác chi cầm dao đâm sau lưng vong linh chiến sĩ VNCH.
Cũng trong ngày tưởng niệm 33 năm quốc hận 30/4 năm nay, tôi xin xác quyết một lần nửa lời thầm hứa với anh nơi bờ sông Bến Hải năm nào giờ đây vẫn còn nguyên vẹn: dù bất cứ ở nơi nào trên thế giới nếu có những ai bôi nhọ lá cờ vàng ba sọc đỏ hay chính nghĩa của quân lực VNCH thì tôi cũng sẽ một lòng cùng với đồng bào ở nơi đó quyết tâm lên tiếng phản đối những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma CS.
Ðối với những vị anh hùng liệt sĩ vô danh bị CSVN tàn phá nơi nghĩa trang quân đội, dẫu các anh đã nằm xuống nhưng chúng tôi và thế hệ mai sau vẫn tiếp nối con đường các anh đi, bởi vì cuộc chiến này chưa phân thắng bại. Sẽ có một ngày màu cờ vàng ba sọc đỏ sẽ phất phới bay trở lại trên bầu trời các anh an nghỉ và cái tên Nghĩa trang Quân Ðội sẽ được phục hồi trả lại cho vong linh anh hùng liệt sĩ VNCH. Tôi và đồng bào miền Nam không hề quên ơn các anh, những chiến binh oai hùng của quân lực VNCH đã một thời đổ máu trên Trường Sa Hoàng Sa, trên khắp nẻo đường Việt Nam để giữ từng tấc đất của tổ tiên không bị rơi vào tay CSVN bán nước buôn dân nay biến thái thành tư bản đỏ.
Nam Dao
No comments:
Post a Comment