Tuesday, June 10, 2008

Ngày Quân Lực của Một Chiến Binh

Giao Chỉ,
San Jose



Ngày 19 tháng 6-2008 nhằm ngày thứ năm. Tính từ ngày kỷ niệm quân lực lần thứ nhất vào năm 1965 đến nay đã được 43 năm. Vào thời gian đó, các niên trưởng đàn anh của chúng tôi đã lấy ngày tướng lãnh lên nắm chính quyền, sau thời gian đất nước xáo trộn, để gọi là Ngày Quân Lực. Vì vậy cái ý nghĩa nguyên ủy của nó xem ra cũng gượng ép, nhưng tinh thần của ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không vì thế mà coi nhẹ. Anh em nhà binh dù là quân binh chủng nào, và ngay cả địa phương quân, nghĩa quân, cán bộ nông thôn cũng đều là chiến sĩ của miền Nam,Việt Nam. Dù là Thủ Đức, Đà Lạt, hay Quang Trung, Đồng Đế, súng đạn nào có tránh aị Máu ai đổ cũng là máu đàọ Khi anh nằm xuống thì hồ sơ tử tuất đều cùng 1 mẫu như nhaụ Không tin các bạn nghe tôi kể câu chuyện sau đây:

Tôi vừa nhận được gói quà. Đây là món quà của tháng 6 mà niên trưởng Trung tá Nữ quân nhân có cái tên rất đẹp đẽ đã gửi cho tôị Xin lắng nghe lời của chị Hạnh Nhơn qua bức thơ của mùa quân lực năm 2008, từ Garden Grove, Nam Californiạ

Xin gửi anh Vũ văn Lộc,

Như đã thưa với anh hôm trước qua điện thoại, nay tôi xin gởi đến anh tất cả những tài liệu, di vật kỷ niệm của tử sĩ LÊ VĂN TRÍ mà bà quả phụ NGUYỄN THỊ A đã cất giữ từ mấy chục năm quạ Trước tấm lòng chung thủy và quả cảm của bà, tôi phải nghiêng mình kính phục. Bà đã lưu giữ những giấy tờ nầy trong nhà hơn 30 năm. Việt Cộng mà thấy được thì bà làm sao yên thân?

Càng đọc mấy quyển sổ tay của anh Lê văn Trí, càng cảm phục sự trung kiên của một Cán bộ Phát triển nông thôn. Con người mình tưởng là bình thường, đã ghi từng chi tiết những công tác hằng ngày. Chứng tỏ sự đóng góp không nhỏ trong cuộc chiến Quốc Cộng đã qua ...

Anh Lê văn Trí đi vào lịch sử cùng với những anh hùng tử sĩ hữu danh và vô danh đã hy sinh cho Tổ quốc chúng tạ Phải chăng anh đã chết oan uổng. Vì cuộc chiến đã tàn, mà người hiền lương lại thua kẻ gian ác ... Thật tội nghiệp!

Tôi đã chụp photo để làm hồ sơ cất giữ ở Hội chúng tôi. Cũng gởi giấy tờ cần thiết trả lại cho bà A.

Xin gửi anh các bản chính để lưu trữ vào Viện Bảo Tàng.

Thành thật cám ơn anh.

Rất quý mến,

Nguyễn thị Hạnh Nhơn

Sau đây là các chứng từ gửi cho Viện Bảo tàng Thuyền Nhân và VNCH tại San Jose:



Giấy ban khen, giấy khai tử, Nghị định của nha Hưu Bổng và Cấp Dưỡng, bản Trích lục Tư pháp số 3. Bản sao thẻ căn cước, sổ cấp dưỡng quả phụ, sổ trang bị cán bộ PTNT, bản nội quy khóa sinh, thẻ động viên tại chỗ. Phiếu trả thù lao, thẻ căn cước thẻ công vụ, 3 quyển sổ tay cán bộ Phát triển Nông thôn, ghi công tác năm 1973.

Tấm lịch năm 1972 có hình Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, Giấy chứng chỉ của Đoàn Cán bộ Phát triển Nông thôn. Thẻ đoàn viên giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo, tấm hình của bà quả phụ Nguyễn thị A trước bàn thờ của chồng, gói huy hiệu, phù hiệu và cờ VNCH.

Tất cả giấy tờ gửi đến cho viện Bảo tàng đều là bản chính.

Chị Hạnh Nhơn thân mến!

Tôi đã 75 tuổi nhưng vẫn làm việc đến 2 giờ sáng mỗi đêm. Tưởng là mình đã ngon lành. Nhưng bà niên trưởng đất thần kinh của tôi đã ngoài 80 mà vẫn còn thức để đọc 3 cuốn sổ tay của cán bộ xây dựng nông thôn Lê văn Trí thì quả thực chúng tôi hết sức ngưỡng mộ.

Bây giờ cũng đã quá nửa đêm của tháng 6-2008. Theo lời chị yêu cầu, chúng tôi đã đọc toàn bộ hồ sơ và xin báo cáo niên trưởng Hạnh Nhơn và các bạn bốn phương biết là chúng tôi đã tìm thấy những chuyện gì.

Giấy ban khen của Đại tá Tỉnh trưởng Chương Thiện số 21 ký ngày 12 tháng 1 năm 1974 long trọng tuyên dương Cán bộ Phát triển nông thôn xã Vĩnh Bình tên là Lê văn Trí. Người ký tên là Hồ ngọc Cẩn. Hai tháng sau, đêm 18 tháng 3-1974 thì anh chàng cán bộ xuất sắc của tỉnh Chương Thiện tử trận. Và chúng ta ai cũng biết. Một năm sau đến phiên đại tá Hồ ngọc Cẩn bị Việt Cộng xử bắn tại Chương Thiện. Lê văn Trí đã chiến đấu đến phút cuối cùng tại quận Vĩnh Bình. Hồ ngọc Cẩn cũng chiến đấu đến phút cuối cùng tại thị xã Chương Thiện.

Tất cả hồ sơ tử tuất và cá nhân của anh Trí vẫn còn được người vợ lưu giữ đầy đủ hơn ba mươi năm qua.

Lê văn Trí chết đêm 18 tháng 3-74, vợ con sẽ được chính thức lãnh tiền tử tuất kể từ ngày 19/3/1974.

Nhưng phải chờ đến ngày 20 tháng 6-74 hồ sơ mới hoàn tất và gia đình được truy lĩnh. Tổng cộng $26,960 đồng Việt Nam. Theo hối xuất thời đó vào khoảng 27 mỹ kim. Sau đó gia đình còn được lãnh thêm 2 kỳ, mỗi kỳ $20,000 đồng. Lần cuối cùng là ngày 30/1/1975.

Cuốn sổ cấp dưỡng quả phụ có ghi rõ 4 loại chiến binh đều là chiến sĩ Việt Nam Cộng hòạ Chủ lực quân, Địa phương quân, Nghĩa quân và Cán bộ Xây dựng nông thôn. Khi còn sống các anh mặc quần áo khác nhau, chiến đấu khác nhau, nhưng khi chết tất cả đều chung một loại hồ sơ tử tuất. Tất cả đều do Nha hưu bổng của bộ Cựu chiến binh quản trị. Một nghị định của bộ Cựu chiến binh cũng ghi rõ, con gái út của Lê văn Trí là Lê thị Diễm Thúy sinh ngày 2/12/1973. Lúc bố chết em mới có 3 tháng. Việt Nam Cộng Hòa cam kết sẽ phát tiền cấp dưỡng cho em đến ngày 1 tháng 12 năm 1991. Khi em Diễm Thúy 18 tuổị Trong số giấy tờ còn lưu lại, có mảnh giấy đỏ ghi nhận cán bộ Lê văn Trí lúc còn sống lãnh lương mỗi tháng từ 12 đến 14 ngàn đồng. Tương đương hơn10 mỹ kim. Vợ anh vẫn còn cất giữ những huy hiệu bằng vải để may vào quần áo cán bộ gồm có tấm hình tròn, bản đồ Việt Nam có chữ Tổ quốc Nhân Dân. Hai ngành lúa bọc 2 bên. Đây là huy hiệu chính thức của Cán bộ Xây dựng nông thôn. Ba huy hiệu thêu hình cờ quốc gia, cũng để may trên tay áọ Một huy hiệu tổ quốc học đường, có thể dành cho đứa con lớn của gia đình đã đi học.

Tấm hình của tổng thống Nguyễn văn Thiệu in lịch năm Nhâm Tý 1972. Phía dưới có ghi lời nói của ông đề ngày 31/10 /1971. Nguyên văn như sau:

"Nguyện vọng thiết tha duy nhứt của tôi là sớm đem lại cho Nhân Dân miền Nam Hòa Bình và bảo đảm được Tự Do, No Ấm cho đồng bào ".

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Và di vật hết sức đặc biệt là 3 cuốn sổ tay của cán bộ. Mỗi cuốn dành cho cán bộ ghi lại trong 3 tháng của năm 1973. Cuốn II, tháng 4,5,6. Cuốn III, tháng 7,8,9 và cuốn IV, tháng 10,11,12. Không có cuốn I, có thể đã thất lạc.

Chính các thành tích được ghi lại trong năm 1973 đã đưa đến bản tuyên dương cho cán bộ Lê văn Trí do tỉnh trưởng Hồ ngọc Cẩn ký tên đầu năm 1974.

Xin các bạn hãy cùng tôi đọc 1 trang nhật ký. Sổ tay in sẵn ngày tháng với 4 điều cán bộ phải ghi mỗi ngàỵ

A. Khu vực trách nhiệm?

B. Công tác giao phó?

C. Kết quả?

D. Đề nghị và trở ngạỉ

Sau đây là phần ghi chép của Lê văn Trí:

Ngày 11 tháng 6 - 1973 tức 11 tháng 5 (thiếu) năm Quý Sửụ

A. Trách nhiệm: ấp Bình Phong, Vĩnh Bình.

B. Công tác: Chống trả Việt Cộng tấn công.

C. Kết quả : Anh xã đoàn trưởng tử thương. Việt Cộng 2 chết bỏ xác tại chỗ.

D. Trở ngại: Không.

Và ngày tiếp theo: 12/6/73

A. Trách nhiệm:Trực tại văn phòng đoàn.

B. Công tác: Sửa lại hố cá nhân.

C. Kết quả: Sửa xong hố cá nhân.

D. Trở ngạỉ : Không.
. . . . . . . . . . . . . . . . . .

Vâng, Thưa quý vị, đọc lại cuốn sổ tay của Lê văn Trí sau hơn 30 năm, chúng ta có thể hình dung ra cả một chân trời cũ hết sức đau thương của nông thôn Việt Nam trong chiến tranh.

Nhắc đi nhắc lại vỏn vẹn chỉ có 4 điềụ

A: Hôm nay làm gì?

Hôm nay tổ chức cho các em học sinh hát.

B. Công tác ra sao?

Tình hình mất an ninh, không tập hát được.

C. Kết quả?

Việt Cộng bắn chết 1 cán bộ và 1 anh bị thương.

D. Có trở ngại đề nghị gì không?

Không

Những hàng chữ đơn giản và mộc mạc biết là bao! Tình hình mất an ninh khiến các em không tập hát đựơc. Một cán bộ bị chết, một bị thương nhưng vẫn không có gì đề nghị, cũng không có gì trở ngại.

Một ngày khác:

A. Hôm nay làm gì?

Về lại ấp Bình Phong.

B. Công tác giao phó?

Không có công tác. Nghỉ phép vợ sanh.

C. Kết quả công tác?

Vợ chưa sanh.

D. Trở ngạỉ

Không.

Ngày 6-11-73 tức 1-10 Nhâm Tý:

A. Ở đâu?

Hôm nay công tác tại Kinh II

B. Làm gì?

Dẫn Thiếu nhi nông thôn đi Kinh II huấn luyện.

C. Kết quả?

Niềm vui trong phấn khởi.

D. Trở ngạỉ

Không.

Một ngày khác:

A. Ở đâu?

Trường học ấp Vĩnh tây.

B Làm gì?

Phối hợp với toán Chiêu Hồi, Tâm lý chiến hướng dẫn đồng bào học tập về hòa bình, ngưng bắn.

C. Kết quả?

Tập hợp được 70 người học tập về Hòa Bình.

D. Trở ngạỉ

Không. Ai cũng đã hiểu về Hòa Bình.

xx

Gửi chị Hạnh Nhơn và quý độc giả,

Tôi ngồi đọc 3 cuốn sổ tay của cán bộ đã ghi lại suốt năm 1973. Anh Lê văn Trí ngày đêm hoạt động tại vùng Vĩnh Bình, Chương Thiện. Công tác quanh năm. Sinh hoạt, thăm viếng, đào hố, trực gác và chiến đấụ Lúc 1 mình, lúc có thêm vài người trong đoàn. Không tháng nào là không chiến đấụ Tháng nào cũng có người hy sinh. Trải qua hàng trăm ngày, luôn luôn ở đoạn cuối anh không hề ghi dù chĩ 1 lần các trở ngạị Tất cả đều ghi là " dô sự " Học tập cũng " dô sự ". Trực máy cũng " dô sự " và thậm chí địch bắn giết chết người, sau cùng mọi sự đối với anh cán bộ hiền lành của chúng ta cũng " dô sự ". Anh không đề nghị hay than thở gì cả.

Những tháng cuối của cuộc đời, Cán bộ xây dựng nông thôn Lê văn Trí thường tham dự công tác học tập về ngưng chiến. Anh tin tưởng ở Hòa Bình, bởi vì anh vừa chiến đấu vừa làm ruộng.

Hai vợ chồng, tám đứa con, quanh quẩn ở đất Vị Thanh, Vĩnh Bình, Chương Thiện. Tuy có chiến đấu nhưng làm ruộng vẫn thành thạo hơn cầm súng.

Bây giờ lật bìa sau của cuốn sổ tay, tôi xin đọc cho quý vị nghe bài thơ lục bát ghi rõ 7 điều tâm niệm mà các Cán bộ Phát triển nông thôn thuộc nằm lòng:

MỘT không tiết lộ cơ quan,
HAI không để súng rỉ han trong ngoài.
BA không phí đạn bắn hoài,
BỐN không trai gái bạc bài bê tha,
NĂM không bè phái gian tà.
SÁU không lừa dối, phiền hà cấp trên,
BẢY không vắng sở liên miên,
Và không đi phép lại quên đường về.
Áo đen trót nặng lời thề.
Lẽ đâu sao nhãng kẻ chê người cười ....

Mỗi năm vào Ngày quân lực, ta vẫn thường đề cao các quân binh chủng, từ không quân đến hải quân.Trùng khơi vạn lý, đi mây về gió. Rồi đến các bạn tổng trừ bị áo hoa rừng ngụy trang.Áo xanh sóng biển. Năm nay xin một lần nhắc đến áo đen cũng là Chiến sĩ cộng hòa. Nếu không phải là người lính chủ lực100% lúc sống, thì khi đã hy sinh, sổ tử tuất cũng đã ghi danh chính thực là người chiến sĩ miền Nam.

Chiến sĩ Lê văn Trí của chúng ta hết sức lương thiện và gương mẫụ Anh không muốn phiền hà cấp trên. Khi giặc về, làng xóm mất an ninh, nhưng nếu chống trả qua được hôm sau thì mọi thứ vẫn báo cáo vô sự. Sinh năm 1940, chết 1974. Hưởng dương 34 tuổi, một vợ 8 con, mỗi tháng lãnh lương căn bản $5,200, phụ cấp nguy hiểm $300, vợ $200, mỗi con $200. Xem trong giấy lương tháng cuối cùng tổng cộng lãnh 14,380$. Theo hối xuất thời đó chừng 15 mỹ kim. Sổ trang bị được lãnh 2 bộ đồ đen và chiếc ponchọ Trận cuối cùng vào đêm 18 tháng 3 năm 1974, cán bộ Lê văn Trí đã chiến đấu ra saỏ Người chiến sĩ đã chẳng còn sống để làm báo cáọ Nhưng biết rằng ba anh cán bộ áo đen có 3 cây súng và mấy kẹp đạn. Làm sao chống lại được một tiểu đội du kích. Không thể gọi B52 đến từ Thái Lan giải quyết chiến trường như anh em mũ đỏ, làm gì có hải pháo từ biển Đông như chiến sĩ mũ xanh. Cũng không trông đợi không quân bay lên từ phi trường Bình Thủy để yểm trợ cho sư đoàn. Nói gì đến cấp tiểu khu, ngay đến chi khu cũng còn không lưu tâm. Và những người lính áo đen tử trận âm thầm, nhẹ nhàng ngay tại quê nhà.

Ngày 6 tháng 11 năm 1973, cán bộ Lê văn Trí đã mời được 70 bà con nông dân đến học tập về ngưng chiến. Trong sổ tay anh báo cáo mọi thứ không trở ngại và bà con ta cũng hiểu về hiệp định hòa bình. Nhưng anh đã chết trước khi biết được rằng đây chỉ là bản hiệp định làm mất miền Nam. Sau cùng, người vợ quê mùa của anh vẫn còn giữ mãi những di vật một thời để ba mươi ba năm sau gửi cho Viện Bảo Tàng. Tại đây đã có quân phục của biết bao sĩ quan các cấp. Có huy chương đủ màu xanh đỏ tím vàng. Có bộ quần áo của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã mặc khi ra đị Có cuốn sách viết về thiền học mà đại tướng Cao văn Viên bỏ trong cặp sách trong chuyến di tản sau cùng.

Bây giờ chúng tôi có thêm hồ sơ của chiến sĩ áo đen Lê văn Trí và toàn bộ sổ hưu bổng tử tuất của gia đình một vợ 8 con.

Chính thể Việt Nam Cộng Hòa, với giấy tờ cam kết của ông bộ trưởng cựu chiến binh vào tháng 3 năm 1974, sẽ tiếp tục cấp dưỡng đứa con gái út của cán bộ Lê văn Trí cho đến tháng 2 năm 1991.

Lời cam kết đó chúng ta không giữ được. Bây giờ tất cả các vị Tổng Thống đã qua đờị Các Tư lệnh vùng thời kỳ 1975 cũng không còn nữạ Nếu ai muốn thay mặt Việt Nam Cộng Hòa gửi lời cáo lỗị Xin gửi thư về bà Nguyễn thị A, CMND 370366822. Tổ 19, ấp Bình Phong, xã Vĩnh Bình, huyện Vị Thanh, tỉnh Kiên Giang - Việt Nam.

*****

Nhân dịp ngày quân lực lần thứ 43, nửa đêm về sáng của bình minh tháng sáụ Từ San Jose, không gian cách xa nửa vòng trái đất, thời gian 34 năm trôi quạ Người lính già của một bộ tổng tham mưu tan hàng, lần mò đọc hết hồ sơ tử tuất của anh Cán bộ Xây dựng nông thôn hy sinh vào sáng ngày 19 tháng 3 năm 1974. Chúng tôi sẽ nối tiếp thi hành phần nào sự cam kết của Việt Nam Cộng hòa, ít nhất là cho một hồ sơ. Số tiền nhỏ bé gửi về cho bà A sẻ ghi tên ông Nguyễn. Nào ai biết đây là ông Nguyễn văn Thiệu hay ông Nguyễn khoa Nam.

Giờ đây ai sẽ nhận là ông Việt Nam Cộng hòa, đồng thanh tương ứng xin liên lạc :
giaochisanjose@sbcglobal.net hay: mailto:irccsj@yahoọcom

hoặc địa chỉ :
Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và VNCH ( IRCC )
422 Park Ave. San Jose - CA95110. USA

Xin báo cáo niên trưởng Hạnh Nhơn được rõ.

No comments: