Đỗ Thái Nhiên
Nguyên thiếu úy , trưởng ban Quân số
Tiểu Đoàn 3, Pháo Binh Phòng Không
KBC 4314
Lúc bấy giờ là tháng năm, 1985, người Việt Nam tại quốc nội, nhất là dân chúng cư ngụ vùng Saigòn, Gia Định, vẫn nô nức nhưng kín đáo tìm đường vượt biên. Trong trường hợp âm mưu vượt biên thất bại, người vượt biên sẽ bị Cộng Sản Việt Nam hành hạ dưới tội danh "phản quốc". Vì thế, công việc chuẩn bị vượt biên cần phải được bảo mật tuyệt đối. Chính vì hai chữ "bảo mật", nhiều người đã ra khơi một cách hoàn toàn bất ngờ, không một lời giã biệt bằng hữu. Riêng tôi, tôi nhất định vượt biên, nhất định bảo mật, nhất định ân cần thăm viếng và từ biệt bạn bè cũ. Nhằm đáp ứng các "nhất định" vừa nêu, một ngày trước khi rời xa quê hương, tôi quyết định tìm gặp những người bạn đặc biệt của tôi. Những người bạn đó hoàn toàn kín tiếng. Những người bạn đó không còn bận tâm chọn lựa đời sống ở bên này hay bên kia bờ đại dương. Những người bạn đó đã đi trọn đường trần bằng tất cả gian khổ với một ước mơ bất thành: ước mơ Việt Nam thống nhất, dân chủ và thịnh vượng. Những người bạn đó chính là các bạn đồng ngũ thương mến của tôi đang an nghỉ tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.
Chiều hôm ấy, khoảng ba giờ, một mình tôi thẫn thờ bước vào nghĩa trang Biên Hòa. Bức tượng Thương Tiếc nằm ở ngay cổng đã bị mang đi nơi khác tự bao giờ. Con đường từ xa lộ chạy vào tới đài kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong vẫn còn đó, vẫn dài, vẫn thẳng, nhưng hai hàng phượng đứng bên đường trông thật tiều tụy và ủ dột. Có thể vì phượng thiếu nước, thiếu gió. Có thể vì phượng muốn biểu tỏ tấm lòng trắc ẩn của cỏ cây dành cho hàng ngàn anh linh chiến sĩ đã vị quốc vong thân nhưng nay phải ngậm đắng nuốt cay nơi suối vàng trước cảnh "quốc" đang bị đè bẹp dưới ách độc tài Cộng Sản. Vào tới khu dành cho mộ phần của chiến sĩ, khách viếng mộ tận mắt chứng kiến toàn thể nghĩa trang đều bị đập phá tàn nhẫn. Đây là một ngôi mộ bị đào bới để lộ cả quan tàI mở nắp, di cốt tử sĩ đã biến mất. Kia là một ngôi mộ nằm ở triền đồi, bia đá vẫn còn nguyên nhưng di ảnh của ngườI quá cố có dấu vết vài phát đạn vào mắt, vào miệng. Kế đó là nơi an nghỉ của một sĩ quan cấp tá, trên bia đá, người nào đó lấy sơn đen viết một câu giễu cợt, rất phản văn hóa.
Cứ như vậy, khách viếng nghĩa trang lần lượt ghi nhận vô số hình ảnh não nề của một nghĩa trang bị nhận xuống tận cùng của hố ô nhục. Mặc cho ô nhục chồng chất, toàn bộ mộ phần của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa vẫn lặng lẽ hướng về đài chiến sĩ trận vong. Đài này nằm trên đỉnh một ngọn đồi tọa lạc tại trung tâm nghĩa trang. Kiến trúc trọng yếu của đài chiến sĩ trận vong là một tháp xi-măng xám, cao vời vợi. Tháp này gợi nhớ hình ảnh cây bảo kiếm của người chiến sĩ vô danh năm xưa đã để lại nơi dương thế trước khi đi vào cõi vĩnh hằng. Từ cõi vĩnh hằng xa xăm kia, người ta vẫn nghe vang vọng một câu hỏi, nửa như kinh ngạc, nửa như phẫn hận: tại sao nghĩa trang của những anh hùng vị quốc vong thân lại có thể bị lăng nhục???
Bây giờ nhiều năm đã trôi qua... Bây giờ những xót xa về cảnh tượng hoang phế và cô tịch của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa đã lắng đọng... Bây giờ những uẩn ức về lệnh buông súng tức tưởi đã trôi xa vào quá khứ... Bây giờ thời gian là năm 2002, một chiều tĩnh lặng cuối thu. Không gian là công viên tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ thuộc thị xã Westminster, California.
Tôi ngồi tựa lưng vào chân tượng đài, trầm ngâm suy nghĩ về quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
I. Phương pháp đánh giá một Quân Ðội.
Trước tiên, tôi nghĩ tới những luận cứ chê trách QĐVNCH. Có người nêu rõ danh tánh vài ba ông tướng buôn lậu để đơn giản cho rằng QĐVNCH là quân đội buôn lậu. Người khác đã viện dẫn trường hợp đào ngũ, nghịên ngập của năm bẩy quân phạm trong quân lao Gò Vấp để vội vàng kết luận: QĐVNCH là quân đội vô kỷ luật. Người khác nữa đã kể lại câu chuyện một quân nhân đầu hàng địch quân trên trận địa đê? Nhanh chóng nhận định QĐVNCH là quân đội hèn nhát... Tất cả các đánh giá vừa kể hiển nhiên là kiểu đánh giá xuất phát từ những người rất giầu ác ý nhưng vô cùng nghèo nàn hiểu biết về phương pháp đánh giá. Làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá một tập thể trên căn bản chừng mực và nghiêm chỉnh? Đi tìm giải đáp cho câu hỏi vừa kể, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ về một phương pháp đánh giá trong khoa kinh tế học. Mỗi khi tổng sản lượng quốc gia gia tăng, chưa hẳn người dân được sống trong thịnh vượng.
Những năm gần đây, tổng sản lượng quốc gia Việt Nam được ghi nhận là gia tăng nhưng tuyệt đa số quần chúng Việt Nam vẫn bị giam cầm trong cuộc sống cùng khổ. Lợi nhuận của sinh hoạt kinh tế phải là lợi nhuận chung của toàn bộ xã hội. Lợi nhuận kia phải được phân bổ hợp lý cho toàn dân. Thế nhưng CSVN đã cưỡng chiếm lợi nhuận kinh tế cho đảng CS và cho cá nhân đảng viên nhất là đảng viên thuộc giai cấp tư bản đỏ. Đó là lý do giải thích tại sao tổng sản lượng quốc gia VN gia tăng nhưng hai chữ "thịnh vượng" vẫn là ngườI khách cực kỳ xa lạ đối với quần chúng nghèo túng. Vì vậy, muốn so sánh mức độ thịnh vượng giữa hai hay nhiều nền kinh tế, các chuyên viên kinh tế phải đồng thuận với nhau về một người tiêu thụ mẫu mực gọi là "kinh tế nhân". Kinh tế nhân là người tiêu thụ một số lượng nhất định về các sản phẩm kinh tế căn bản như vải vóc, lương thực v...v... trong một thời lượng đã được quy ước trước. Thế rồi từ ý niệm kinh tế nhân, chúng ta có thể xác định mức độ thịnh vượng của một nền kinh tế bằng cách cân đo xem nền kinh tế đó đã thực sự nuôi dưỡng được bao nhiêu kinh tế nhân trên tổng dân số. Kết quả của việc cân đo này giúp chúng ta dễ dàng thiết lập bảng xếp hạng kinh tế thịnh vượng giữa các quốc gia. Đánh giá một nền kinh tế, chúng ta cần "kinh tế nhân" làm thước đo. Đánh giá một quân đội, chúng ta cũng cần một thước đo tương tự. Thước đo đó chính là một người lính bình thường. Người lính đó không phải là một ông tướng lúc nào cũng sẵn sàng "bỏ quân chạy lấy người". Người lính đó không phải là anh binh nhì, suốt ngày ngồi ở vọng gác thì thầm ca bài "Ky? Vật Cho Em". Người lính đó mang trong người đầy đủ "tính lính" mà hầu hết binh lính trong QĐVNCH đều có. NgườI lính đó là "người lính tiêu biểu". Bây giờ chúng ta hãy khảo sát phẩm cách người lính tiêu biểu, mà bài viết này chỉ gọi tắt là người lính.
II. Quá trình thụ giáo của người lính.
Muốn xác định phẩm chất của một quân đội, chúng ta không thể không tìm hiểu cội nguồn giáo dục đã đào tạo ra hàng ngũ quân nhân cho quân đội đó. Chế đô. CSVN là chế độ độc tài, tham ô và bóc lột. Vì vậy chế độ này cần rất nhiều tay sai để bảo vệ giới thống trị. Cũng vì vậy giáo dục của CSVN là giáo dục đào tạo tay sai. Chủ nghĩa Marx Lenine và luận cứ ca tụng đảng, suy tôn Hồ Chí Minh, là các công cụ trọng yếu của guồng máy giáo dục CS. Ngược lại, VNCH có một nền giáo dục "rất Người". Trên toàn lãnh thô? VNCH, các môn học như: công dân giáo dục, sử học, văn chương, triết học v...v... không hề có chỗ đứng dành cho tư tưởng độc tôn lãnh tụ hay độc tôn chế độ. Đó là nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục nhân bản mà người lính của QĐVNCH đã được hấp thụ trong toàn bộ học trình của tiểu, trung và đại học. Đó là một sự thực mà không một người nào đã từng sinh ra và lớn lên trong xã hội VNCH có thể phủ nhận được. Một sự thực mà guồng máy thông tin tuyên truyền của CSVN không thể xuyên tạc hoặc bóp méo. Ngay sau khi "xếp bút nghiên theo việc đao cung", người lính lại bước vào trường học mới: ngành tâm lý chiến của QĐVNCH. Tại đây người lính không hề bị nhồi sọ để trở thành tay sai cho lãnh tụ hay chế độ chính trị nào.
Người lính của QĐVNCH chỉ được trang bị một loại võ khí tinh thần duy nhất là lòng yêu nước và tinh thần tôn trọng kỷ luật quân đội. Song song với giáo dục học đường dân sự và giáo dục tâm lý chiến của quân đội, người lính còn được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản của toàn bộ xã hội. Người ta có thể không đồng ý với các chế độ chính trị tại VNCH về một số sự việc nào đó nhưng không thể chối cãi rằng VNCH là một chế độ tôn trọng quyền tự do tư tưởng. Quyền tự do này được thể hiện đậm nét trên hai lãnh vực: nghệ thuật trình diễn và nghệ thuật văn học. Điều này giải thích lý do tại sao sau nhiều năm bi. CSVN tìm đủ mọi phương cách để tiêu diệt, những tác phẩm văn học nghệ thuật xuất phát từ xã hội VNCH vẫn được lưu truyền càng ngày càng mạnh mẽ trong dân gian ở cả hai miền Nam và Bắc. Nhìn chung lại, giáo dục học đường, giáo dục tâm lý chiến cùng với giáo dục xã hội là ba nguồn giáo dục nhân bản mà người lính VNCH đã được tôi luyện từ thời niên thiếu cho đến hết cuộc đời binh nghiệp.Trong thực tiễn đời sống, ba nguồn giáo dục căn bản kia đã hướng dẫn người lính VNCH sống và chiến đấu đúng với hướng phát triển tình cảm trong sáng của một Con Người. Hướng phát triển đó được triết học cụ thể hóa bằng biểu đồ hình trôn ốc. Vạn vật vận động theo hình trôn ốc. Hình trôn ốc triết học có đỉnh đặt trên mặt đất, đáy hướng lên trời. Hình trôn ốc là hình vẽ diễn ý rằng mỗi vận động trong vạn vật đều xuất phát từ một điểm để sau đó phát triển rộng ra, cao lên, cả về lượng lẫn phẩm. Khảo sát diễn tiến phát triển tình cảm của một cá nhân,chúng ta thấy: ngay sau khi được cha mẹ cho chào đời, đứa bé quyến luyến cha me. Đó là tình con cái đối với cha mẹ (đỉnh của hình trôn ốc) Thế rồi theo đà khôn lớn, đứa bé tìm tới tình anh chị em ruột thịt, rồi tình họ hàng gần xa, rồi tình làng xã, tình quốc gia dân tộc, tình nhân loạị.. Cứ như thế tình cảm của con người sau khi rời đỉnh hình trôn ốc đã men theo các vòng xoáy hình trôn ốc để từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phong phú cả về phẩm lẫn lượng. Không còn nghi ngờ gì nữa, quá trình giáo dục của người lính VNCH hoàn toàn phù hợp với nhận định của triết học về vận động của vạn vật. Sự phù hợp vừa nói khẳng định mạnh mẽ rằng: môI trường sống cùng với môi trường giáo dục tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đã tạo điều kiện cho người lính VNCH trở thành những người thực sự yêu quê hương đất nước theo đúng quy luật sinh hoạt tình cảm tự nhiên của Con Người.
III. Bản chất của người lính VNCH.
Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH đã nhận thức được rằng cuộc chiến đấu chống quân đội CSVN trước 1975 là cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ, cho chính nghĩa. Sau 1975, nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang đã kêu gọi mọi người Việt Nam (Bắc cũng như Nam) hãy tri ân chiến sĩ VNCH trong trận hảI chiến chống Trung quốc ơ? Hoàng Sa. Mới đây nhà văn Dương Thu Hương, một "chiến sĩ chống Mỹ cứu nước" trước kia đã giác ngộ chính nghĩa bằng cách viết bài "Tiếng Vỗ Cánh Của Bầy Qua. Đen". Qua bài viết này, Dương Thu Hương tố cáo cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước 1975 do CSVN phát động là một tội ác phỉnh gạt vĩ đại. CSVN phỉnh gạt đồng bào miền Bắc bằng cách nhân danh tự do và cơm áo, đẩy đồng bào lao thân vào cuộc chiến tàn khốc tại miền Nam Việt Nam. Để rồi sau 30/4/1975, CSVN đã để lộ nguyên hình là một đảng Mafia tham ô và bóc lột. Nói ngắn và gọn, nhà văn Dương Thu Hương đã xác nhận điều được gọi là chiến tranh "Giải Phóng Miền Nam" do CSVN phát động chẳng qua chỉ là một hành động phi nghĩa. Các sự thể kể trên đã mạnh mẽ làm nổi bật tính chất chính nghĩa trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam VN của người lính VNCH. Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH chấp nhận phục vụ quê hương với những điều kiện sinh hoạt rất thanh bạch. Nghèo khổ không than trách. Nguy hiểm không sờn lòng. Người lính VNCH bao giờ cũng tận tình với nghĩa vụ bảo quốc, an dân. Người lính tuyệt vời kia đã được đền thưởng những gì? Phần đền thưởng đó lại chính là con đường "vị quốc vong thân" trong tuyệt đối hiu quạnh. Con đường ấy đưa đẩy người lính rơi vào một tình huống cực kỳ quái dị, cực kỳ tê táị "Đám Ma Tù" là điển hình của tình huống vừa kể:
"Vài tên cầm súng bước đi đầu
Tên nữa AK tiếp theo sau
Một xác bó tròn đôi manh chiếu
Hai đầu buộc tréo bốn dây lau
Không kèn, không trống, không đưa tiễn
Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
Vùi nông một khối hận thù sâu !!!"
NgôMinh Hằng--Thi Phẩm Gọi Đàn
Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng chuyên cần đổ mồ hôi trên thao trường của các quân trường, bao giờ cũng thiện chiến và anh dũng đoạt chiến thắng lừng danh trên mọi hình thái trận địa. Các chiến thắng Bình Long, An Lộc, tái chiếm cổ thành Quảng Trị, mùa Hè Đo? Lửa 1972, phản ứng nhanh và chính xác trong biến cố Tết Mậu Thân v...v... là những thí dụ điển hình tạo nên "Quân Sư? Vàng" của QĐVNCH. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng nêu cao gương trách nhiệm trong mỗi hành động chiến đấu. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà anh dũng trầm mình theo chiến hạm do ông chỉ huy trong trận hải chiến với Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa. Các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Hai,Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và vô số anh hùng quân đội vô danh khác đã ngạo nghễ chọn cái chết thay vì đầu hàng địch quân vào ngày 30/4/1975. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng tôn trọng quân kỷ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người lính chỉ biết tuân hành mọi loại mệnh lệnh một cách mù quáng. Trong rất nhiều trường hợp, nghĩa vụ ân cần chăm sóc thương bệnh binh phải được xem trọng hơn nghĩa vụ tự giam bó trong quân kỷ. Đó là ý nghĩa của Kinh và Quyềợn trong tinh thần quân kỷ của người lính VNCH. Đó là ý nghĩa của kỷ luật tự giác mà người lính VNCH muốn đề cao. Đó còn là lý do giảI thích tại sao trong QĐVNCH lại có những hành động phản kháng kiểu Bác Sĩ Quân Y Hà Thúc Nhơn, Bác Sĩ Quân Y Phạm văn Lương.
IV. Hệ lụy của một quân đội bị bức tử.
Phẩm chất người lính tiêu biểu của QĐVNCH như đã trình bày ở trên chính là phẩm chất của toàn thê? QĐVNCH. QĐVNCH sinh ra, lớn lên và hùng mạnh trong môi trường nhân bản. QĐVNCH không hề là, không thể là quân đội tay sai của ngoại bang hay bất kỳ chế độ chính trị nào. QĐVNCH là hình ảnh sinh động của lương tri và ái quốc. QĐVNCH thiện chiến và chiến đấu dũng cảm. Thế nhưng, hành động phản bội của người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã mặc nhiên trói tay QĐVNCH. Khai thác hoàn cảnh "bị trói tay" đó, CSVN vội vàng tạo tội ác 30/4/75. Nói rõ ràng hơn, Hoa Kỳ phản bội cộng với bản chất gian ác của CSVN là hai lý do chủ yếu dẫn đến "cái chết" của QĐVNCH. Thông thường chết có nghĩa là từ giã mọi hệ lụy. Thế nhưng, ngay sau ngày bị "bức tử", QĐVNCH đã để lại cho dương gian ba hệ lụy căn bản như sau:
Hệ lụy 1: Hơn ai hết, VC nhận biết rất rõ bản chất nhân bản và ái quốc của QĐVNCH. Vẫn hơn ai hết VC tự nhận biết bản chất Mafia của CSVN. Nhà văn Dương Thu Hương gọi Mafia VC là "Bầy Qua. Đen". Lo sợ lòng yêu nước và tính dũng cảm của QĐVNCH được dư luận truyền tụng rộng rãi và lâu dài. Sự thể này sẽ làm gia tăng vượt bực lòng căm phẫn của nhân dân VN đốI với "Bầy Qua. Đen". Vì vậy trong các thập niên qua, CSVN không ngừng nỗ lực phá hoại uy danh của QĐVNCH. Ngày 24/9/2002 trên báo The Orange County Register, qua bài viết "Victory most can celebrate" của ký gia? Gordon Dillow, đã nhắc lại các sự việc:
· VC phá hủy có phương pháp nghĩa trang QĐVNCH
· VC đẩy hàng ngàn cựu chiến binh tàn phế của QĐVNCH vào cảnh sống hành khất.
· VC kiên trì và nỗ lực phá hoại công cuộc xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại Westminster, California.
Ba sự việc nêu trên đi kèm với khối sách báo của VC viết về QĐVNCH là những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ác ý hủy diệt uy danh QĐVNCH của VC.
Hệ lụy 2: Sau chiến tranh Việt Nam, dư luận không hề cho rằng Hoa Kỳ đã thua kém VC trên địa bàn quân sự. Tuy nhiên "Hoa Kỳ phản bội QĐVNCH" là một sự thực không thể chối cãị nhằm xóa bỏ mặc cảm phản bội, giới truyền thông Hoa Kỳ đã cố gắng làm cho thế giới hiểu rằng chiến tranh VN là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và VC. Đó là lý do giải thích tại sao sách báo và nhất là điện ảnh Hoa Kỳ triệt để tránh né đề cập tới vai trò của QĐVNCH trên chiến trường VN. Sự thể "tránh né" vừa nói đã làm cho dư luận hiểu lệch đi rằng QĐVNCH chỉ là cáI bóng mờ bên cạnh binh sĩ Hoa Kỳ và rằng QĐVNCH rất ngại chiến đấu. Để bác khước kiểu "hiểu lệch" kia, chúng ta hãy mang con số 400.000 tử sĩ VNCH đặt bên cạnh con số 50.000 binh sĩ Hoa Kỳ tử vong trong chiến tranh VN (http://encyclopediạcom/section/vietnam w. end of the war) . Sự sai biệt lớn lao giữa hai con số là một bằng chứng bằng máu về lòng ái quốc và dũng cảm của QĐVNCH.
Hệ lụy 3: Đương đầu với hệ lụy (1) và (2), QĐVNCH hoàn toàn im lặng trong cõi bức tử. Tình trạng im lặng kia là cơ hội làm cho một số người, nhất là những người ra đời sau 1975 hiểu lầm tai hại về thanh danh của QĐVNCH. Đó là hệ lụy thứ ba mà QĐVNCH đang gánh chịu.V. Giải trừ oan khiên. Những điều trình bày ở trên đã minh chứng cả ba hệ lụy là ba oan khiên. Làm thế nào để giải trừ oan khiên?
Giải trừ một: qúi vị cựu quân nhân của QĐVNCH hãy hãnh diện về tư cách cựu quân nhân của mỗi quý vị. Quý vị gia đình cựu quân nhân và tất cả những người xuất thân từ xã hội VNCH hãy ghi khắc trong tim óc của mỗi quý vị: chúng ta đã có nhiều thập niên sống trong sự che chở ân cần của QĐVNCH. Một quân đội đã bảo vệ người dân bằng chính sinh mệnh của người lính. Giải trừ hai: người Việt Nam lớn lên trong chiến tranh hãy giải thích cho người VN ra đời sau 1975, nhất là những người VN sinh trưởng tại quốc ngoại để họ hiểu biết tường tận về lương tri và lòng ái quốc của QĐVNCH trêạn những liên hệ thân thiết giữa người dân và QĐVNCH. Hành động giải thích này hoàn toàn không mang ý nghĩa của một cảm tính. Nó là sự truyềợn đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác những hiểu biết về vận động quan trọng của lịch sử. Nó ẩn chứa trong nó ước mơ rằng: trong tương lai, quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội thực sự vì nhân dân. Các loại quân đội tay sai của "Bác", của Đảng, của bất kỳ phe phái chính trị nào phải triệt để bị loại bỏ. Ước mơ vừa nêu tuy gián tiếp nhưng mạnh mẽ vinh danh QĐVNCH. Giải trừ ba: đất nước là tài sản chung của toàn dân. Người dân phải thực sự là chủ nhân ông tối cao và duy nhất của đất nước. Đó là chân ý nghĩa của công bằng và lẽ phải. Đó là quy luật sống tự nhiên của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Quy luật sống tự nhiên kia đòi hỏi những hoạt động kiểu giáo dục, luật pháp, kinh tế, nhất là quân sự phải là sinh hoạt nhân bản và công bằng của xã hội. Bài viết này chỉ xin nhấn mạnh đến guồng máy quân đội. Quân đội dân chủ bao giờ cũng vận động theo chuẩn mực bởi dân, của dân và vì dân. Nhà cầm quyền dân chủ không bao giờ nuôi tham vọng biến quân đội trở thành công cụ bảo vệ ngôi vị cầm quyền. Qua quá trình giáo dục, qua quân sử và nhất là qua thực tiễn chiến đấu và phục vụ, QĐVNCH đích thực là một quân đội của xã hội dân chủ. QĐVNCH và dân chủ như hình vớI bóng. Chế độ dân chủ bị chà đạp, QĐVNCH bị lăng nhục. Vì vậy mọi người Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy nỗ lực mang lại dân chủ cho Việt Nam. Ngày chế độ dân chủ được tái lập tại Viet Nam chính là ngày danh dự của QĐVNCH được phục hồi.
Như vậy là ba phương pháp giải trừ đi kèm với ba hệ lụy. Mỗi giải trừ tượng trưng bởi một nén nhang.
· Nén nhang thứ nhất là lời tri ân của TỔ QUỐC
· Nén nhang thứ hai là lời vinh danh tinh thần TRÁCH NHIỆM của QĐVNCH
· Nén nhang thứ ba là lời nguyền quyết tâm phục hồi DANH DỰ cho QĐVNCH, một quân đội thực sự yêu nước , thiện chiến, và dũng cảm.
Người viết bài này kính cẩn đặt ba nén nhang kia dưới chân TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ Việt Mỹ ,Westminster,California. Hành động này mang hàm ý chúc mừng ngày khánh thành tượng đài. Hành động này còn là sự biểu tỏ lòng tuyệt đối tôn kính và thương yêu đối với QĐVNCH.
Đỗ Thái Nhiên
Nguyên thiếu úy , trưởng ban Quân số
Tiểu Đoàn 3, Pháo Binh Phòng Không
KBC 4314
Lúc bấy giờ là tháng năm, 1985, người Việt Nam tại quốc nội, nhất là dân chúng cư ngụ vùng Saigòn, Gia Định, vẫn nô nức nhưng kín đáo tìm đường vượt biên. Trong trường hợp âm mưu vượt biên thất bại, người vượt biên sẽ bị Cộng Sản Việt Nam hành hạ dưới tội danh "phản quốc". Vì thế, công việc chuẩn bị vượt biên cần phải được bảo mật tuyệt đối. Chính vì hai chữ "bảo mật", nhiều người đã ra khơi một cách hoàn toàn bất ngờ, không một lời giã biệt bằng hữu. Riêng tôi, tôi nhất định vượt biên, nhất định bảo mật, nhất định ân cần thăm viếng và từ biệt bạn bè cũ. Nhằm đáp ứng các "nhất định" vừa nêu, một ngày trước khi rời xa quê hương, tôi quyết định tìm gặp những người bạn đặc biệt của tôi. Những người bạn đó hoàn toàn kín tiếng. Những người bạn đó không còn bận tâm chọn lựa đời sống ở bên này hay bên kia bờ đại dương. Những người bạn đó đã đi trọn đường trần bằng tất cả gian khổ với một ước mơ bất thành: ước mơ Việt Nam thống nhất, dân chủ và thịnh vượng. Những người bạn đó chính là các bạn đồng ngũ thương mến của tôi đang an nghỉ tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.
Chiều hôm ấy, khoảng ba giờ, một mình tôi thẫn thờ bước vào nghĩa trang Biên Hòa. Bức tượng Thương Tiếc nằm ở ngay cổng đã bị mang đi nơi khác tự bao giờ. Con đường từ xa lộ chạy vào tới đài kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong vẫn còn đó, vẫn dài, vẫn thẳng, nhưng hai hàng phượng đứng bên đường trông thật tiều tụy và ủ dột. Có thể vì phượng thiếu nước, thiếu gió. Có thể vì phượng muốn biểu tỏ tấm lòng trắc ẩn của cỏ cây dành cho hàng ngàn anh linh chiến sĩ đã vị quốc vong thân nhưng nay phải ngậm đắng nuốt cay nơi suối vàng trước cảnh "quốc" đang bị đè bẹp dưới ách độc tài Cộng Sản. Vào tới khu dành cho mộ phần của chiến sĩ, khách viếng mộ tận mắt chứng kiến toàn thể nghĩa trang đều bị đập phá tàn nhẫn. Đây là một ngôi mộ bị đào bới để lộ cả quan tàI mở nắp, di cốt tử sĩ đã biến mất. Kia là một ngôi mộ nằm ở triền đồi, bia đá vẫn còn nguyên nhưng di ảnh của ngườI quá cố có dấu vết vài phát đạn vào mắt, vào miệng. Kế đó là nơi an nghỉ của một sĩ quan cấp tá, trên bia đá, người nào đó lấy sơn đen viết một câu giễu cợt, rất phản văn hóa.
Cứ như vậy, khách viếng nghĩa trang lần lượt ghi nhận vô số hình ảnh não nề của một nghĩa trang bị nhận xuống tận cùng của hố ô nhục. Mặc cho ô nhục chồng chất, toàn bộ mộ phần của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa vẫn lặng lẽ hướng về đài chiến sĩ trận vong. Đài này nằm trên đỉnh một ngọn đồi tọa lạc tại trung tâm nghĩa trang. Kiến trúc trọng yếu của đài chiến sĩ trận vong là một tháp xi-măng xám, cao vời vợi. Tháp này gợi nhớ hình ảnh cây bảo kiếm của người chiến sĩ vô danh năm xưa đã để lại nơi dương thế trước khi đi vào cõi vĩnh hằng. Từ cõi vĩnh hằng xa xăm kia, người ta vẫn nghe vang vọng một câu hỏi, nửa như kinh ngạc, nửa như phẫn hận: tại sao nghĩa trang của những anh hùng vị quốc vong thân lại có thể bị lăng nhục???
Bây giờ nhiều năm đã trôi qua... Bây giờ những xót xa về cảnh tượng hoang phế và cô tịch của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa đã lắng đọng... Bây giờ những uẩn ức về lệnh buông súng tức tưởi đã trôi xa vào quá khứ... Bây giờ thời gian là năm 2002, một chiều tĩnh lặng cuối thu. Không gian là công viên tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ thuộc thị xã Westminster, California.
Tôi ngồi tựa lưng vào chân tượng đài, trầm ngâm suy nghĩ về quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
I. Phương pháp đánh giá một Quân Ðội.
Trước tiên, tôi nghĩ tới những luận cứ chê trách QĐVNCH. Có người nêu rõ danh tánh vài ba ông tướng buôn lậu để đơn giản cho rằng QĐVNCH là quân đội buôn lậu. Người khác đã viện dẫn trường hợp đào ngũ, nghịên ngập của năm bẩy quân phạm trong quân lao Gò Vấp để vội vàng kết luận: QĐVNCH là quân đội vô kỷ luật. Người khác nữa đã kể lại câu chuyện một quân nhân đầu hàng địch quân trên trận địa đê? Nhanh chóng nhận định QĐVNCH là quân đội hèn nhát... Tất cả các đánh giá vừa kể hiển nhiên là kiểu đánh giá xuất phát từ những người rất giầu ác ý nhưng vô cùng nghèo nàn hiểu biết về phương pháp đánh giá. Làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá một tập thể trên căn bản chừng mực và nghiêm chỉnh? Đi tìm giải đáp cho câu hỏi vừa kể, có lẽ chúng ta nên suy nghĩ về một phương pháp đánh giá trong khoa kinh tế học. Mỗi khi tổng sản lượng quốc gia gia tăng, chưa hẳn người dân được sống trong thịnh vượng.
Những năm gần đây, tổng sản lượng quốc gia Việt Nam được ghi nhận là gia tăng nhưng tuyệt đa số quần chúng Việt Nam vẫn bị giam cầm trong cuộc sống cùng khổ. Lợi nhuận của sinh hoạt kinh tế phải là lợi nhuận chung của toàn bộ xã hội. Lợi nhuận kia phải được phân bổ hợp lý cho toàn dân. Thế nhưng CSVN đã cưỡng chiếm lợi nhuận kinh tế cho đảng CS và cho cá nhân đảng viên nhất là đảng viên thuộc giai cấp tư bản đỏ. Đó là lý do giải thích tại sao tổng sản lượng quốc gia VN gia tăng nhưng hai chữ "thịnh vượng" vẫn là ngườI khách cực kỳ xa lạ đối với quần chúng nghèo túng. Vì vậy, muốn so sánh mức độ thịnh vượng giữa hai hay nhiều nền kinh tế, các chuyên viên kinh tế phải đồng thuận với nhau về một người tiêu thụ mẫu mực gọi là "kinh tế nhân". Kinh tế nhân là người tiêu thụ một số lượng nhất định về các sản phẩm kinh tế căn bản như vải vóc, lương thực v...v... trong một thời lượng đã được quy ước trước. Thế rồi từ ý niệm kinh tế nhân, chúng ta có thể xác định mức độ thịnh vượng của một nền kinh tế bằng cách cân đo xem nền kinh tế đó đã thực sự nuôi dưỡng được bao nhiêu kinh tế nhân trên tổng dân số. Kết quả của việc cân đo này giúp chúng ta dễ dàng thiết lập bảng xếp hạng kinh tế thịnh vượng giữa các quốc gia. Đánh giá một nền kinh tế, chúng ta cần "kinh tế nhân" làm thước đo. Đánh giá một quân đội, chúng ta cũng cần một thước đo tương tự. Thước đo đó chính là một người lính bình thường. Người lính đó không phải là một ông tướng lúc nào cũng sẵn sàng "bỏ quân chạy lấy người". Người lính đó không phải là anh binh nhì, suốt ngày ngồi ở vọng gác thì thầm ca bài "Ky? Vật Cho Em". Người lính đó mang trong người đầy đủ "tính lính" mà hầu hết binh lính trong QĐVNCH đều có. NgườI lính đó là "người lính tiêu biểu". Bây giờ chúng ta hãy khảo sát phẩm cách người lính tiêu biểu, mà bài viết này chỉ gọi tắt là người lính.
II. Quá trình thụ giáo của người lính.
Muốn xác định phẩm chất của một quân đội, chúng ta không thể không tìm hiểu cội nguồn giáo dục đã đào tạo ra hàng ngũ quân nhân cho quân đội đó. Chế đô. CSVN là chế độ độc tài, tham ô và bóc lột. Vì vậy chế độ này cần rất nhiều tay sai để bảo vệ giới thống trị. Cũng vì vậy giáo dục của CSVN là giáo dục đào tạo tay sai. Chủ nghĩa Marx Lenine và luận cứ ca tụng đảng, suy tôn Hồ Chí Minh, là các công cụ trọng yếu của guồng máy giáo dục CS. Ngược lại, VNCH có một nền giáo dục "rất Người". Trên toàn lãnh thô? VNCH, các môn học như: công dân giáo dục, sử học, văn chương, triết học v...v... không hề có chỗ đứng dành cho tư tưởng độc tôn lãnh tụ hay độc tôn chế độ. Đó là nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục nhân bản mà người lính của QĐVNCH đã được hấp thụ trong toàn bộ học trình của tiểu, trung và đại học. Đó là một sự thực mà không một người nào đã từng sinh ra và lớn lên trong xã hội VNCH có thể phủ nhận được. Một sự thực mà guồng máy thông tin tuyên truyền của CSVN không thể xuyên tạc hoặc bóp méo. Ngay sau khi "xếp bút nghiên theo việc đao cung", người lính lại bước vào trường học mới: ngành tâm lý chiến của QĐVNCH. Tại đây người lính không hề bị nhồi sọ để trở thành tay sai cho lãnh tụ hay chế độ chính trị nào.
Người lính của QĐVNCH chỉ được trang bị một loại võ khí tinh thần duy nhất là lòng yêu nước và tinh thần tôn trọng kỷ luật quân đội. Song song với giáo dục học đường dân sự và giáo dục tâm lý chiến của quân đội, người lính còn được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản của toàn bộ xã hội. Người ta có thể không đồng ý với các chế độ chính trị tại VNCH về một số sự việc nào đó nhưng không thể chối cãi rằng VNCH là một chế độ tôn trọng quyền tự do tư tưởng. Quyền tự do này được thể hiện đậm nét trên hai lãnh vực: nghệ thuật trình diễn và nghệ thuật văn học. Điều này giải thích lý do tại sao sau nhiều năm bi. CSVN tìm đủ mọi phương cách để tiêu diệt, những tác phẩm văn học nghệ thuật xuất phát từ xã hội VNCH vẫn được lưu truyền càng ngày càng mạnh mẽ trong dân gian ở cả hai miền Nam và Bắc. Nhìn chung lại, giáo dục học đường, giáo dục tâm lý chiến cùng với giáo dục xã hội là ba nguồn giáo dục nhân bản mà người lính VNCH đã được tôi luyện từ thời niên thiếu cho đến hết cuộc đời binh nghiệp.Trong thực tiễn đời sống, ba nguồn giáo dục căn bản kia đã hướng dẫn người lính VNCH sống và chiến đấu đúng với hướng phát triển tình cảm trong sáng của một Con Người. Hướng phát triển đó được triết học cụ thể hóa bằng biểu đồ hình trôn ốc. Vạn vật vận động theo hình trôn ốc. Hình trôn ốc triết học có đỉnh đặt trên mặt đất, đáy hướng lên trời. Hình trôn ốc là hình vẽ diễn ý rằng mỗi vận động trong vạn vật đều xuất phát từ một điểm để sau đó phát triển rộng ra, cao lên, cả về lượng lẫn phẩm. Khảo sát diễn tiến phát triển tình cảm của một cá nhân,chúng ta thấy: ngay sau khi được cha mẹ cho chào đời, đứa bé quyến luyến cha me. Đó là tình con cái đối với cha mẹ (đỉnh của hình trôn ốc) Thế rồi theo đà khôn lớn, đứa bé tìm tới tình anh chị em ruột thịt, rồi tình họ hàng gần xa, rồi tình làng xã, tình quốc gia dân tộc, tình nhân loạị.. Cứ như thế tình cảm của con người sau khi rời đỉnh hình trôn ốc đã men theo các vòng xoáy hình trôn ốc để từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phong phú cả về phẩm lẫn lượng. Không còn nghi ngờ gì nữa, quá trình giáo dục của người lính VNCH hoàn toàn phù hợp với nhận định của triết học về vận động của vạn vật. Sự phù hợp vừa nói khẳng định mạnh mẽ rằng: môI trường sống cùng với môi trường giáo dục tại miền Nam Việt Nam trước 1975 đã tạo điều kiện cho người lính VNCH trở thành những người thực sự yêu quê hương đất nước theo đúng quy luật sinh hoạt tình cảm tự nhiên của Con Người.
III. Bản chất của người lính VNCH.
Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH đã nhận thức được rằng cuộc chiến đấu chống quân đội CSVN trước 1975 là cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ, cho chính nghĩa. Sau 1975, nhà khoa học Nguyễn Thanh Giang đã kêu gọi mọi người Việt Nam (Bắc cũng như Nam) hãy tri ân chiến sĩ VNCH trong trận hảI chiến chống Trung quốc ơ? Hoàng Sa. Mới đây nhà văn Dương Thu Hương, một "chiến sĩ chống Mỹ cứu nước" trước kia đã giác ngộ chính nghĩa bằng cách viết bài "Tiếng Vỗ Cánh Của Bầy Qua. Đen". Qua bài viết này, Dương Thu Hương tố cáo cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước 1975 do CSVN phát động là một tội ác phỉnh gạt vĩ đại. CSVN phỉnh gạt đồng bào miền Bắc bằng cách nhân danh tự do và cơm áo, đẩy đồng bào lao thân vào cuộc chiến tàn khốc tại miền Nam Việt Nam. Để rồi sau 30/4/1975, CSVN đã để lộ nguyên hình là một đảng Mafia tham ô và bóc lột. Nói ngắn và gọn, nhà văn Dương Thu Hương đã xác nhận điều được gọi là chiến tranh "Giải Phóng Miền Nam" do CSVN phát động chẳng qua chỉ là một hành động phi nghĩa. Các sự thể kể trên đã mạnh mẽ làm nổi bật tính chất chính nghĩa trong cuộc chiến đấu bảo vệ tự do cho miền Nam VN của người lính VNCH. Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH chấp nhận phục vụ quê hương với những điều kiện sinh hoạt rất thanh bạch. Nghèo khổ không than trách. Nguy hiểm không sờn lòng. Người lính VNCH bao giờ cũng tận tình với nghĩa vụ bảo quốc, an dân. Người lính tuyệt vời kia đã được đền thưởng những gì? Phần đền thưởng đó lại chính là con đường "vị quốc vong thân" trong tuyệt đối hiu quạnh. Con đường ấy đưa đẩy người lính rơi vào một tình huống cực kỳ quái dị, cực kỳ tê táị "Đám Ma Tù" là điển hình của tình huống vừa kể:
"Vài tên cầm súng bước đi đầu
Tên nữa AK tiếp theo sau
Một xác bó tròn đôi manh chiếu
Hai đầu buộc tréo bốn dây lau
Không kèn, không trống, không đưa tiễn
Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
Vùi nông một khối hận thù sâu !!!"
NgôMinh Hằng--Thi Phẩm Gọi Đàn
Do yêu quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng chuyên cần đổ mồ hôi trên thao trường của các quân trường, bao giờ cũng thiện chiến và anh dũng đoạt chiến thắng lừng danh trên mọi hình thái trận địa. Các chiến thắng Bình Long, An Lộc, tái chiếm cổ thành Quảng Trị, mùa Hè Đo? Lửa 1972, phản ứng nhanh và chính xác trong biến cố Tết Mậu Thân v...v... là những thí dụ điển hình tạo nên "Quân Sư? Vàng" của QĐVNCH. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng nêu cao gương trách nhiệm trong mỗi hành động chiến đấu. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà anh dũng trầm mình theo chiến hạm do ông chỉ huy trong trận hải chiến với Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa. Các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Hai,Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và vô số anh hùng quân đội vô danh khác đã ngạo nghễ chọn cái chết thay vì đầu hàng địch quân vào ngày 30/4/1975. Do yêu thương quê hương đất nước, người lính VNCH bao giờ cũng tôn trọng quân kỷ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người lính chỉ biết tuân hành mọi loại mệnh lệnh một cách mù quáng. Trong rất nhiều trường hợp, nghĩa vụ ân cần chăm sóc thương bệnh binh phải được xem trọng hơn nghĩa vụ tự giam bó trong quân kỷ. Đó là ý nghĩa của Kinh và Quyềợn trong tinh thần quân kỷ của người lính VNCH. Đó là ý nghĩa của kỷ luật tự giác mà người lính VNCH muốn đề cao. Đó còn là lý do giảI thích tại sao trong QĐVNCH lại có những hành động phản kháng kiểu Bác Sĩ Quân Y Hà Thúc Nhơn, Bác Sĩ Quân Y Phạm văn Lương.
IV. Hệ lụy của một quân đội bị bức tử.
Phẩm chất người lính tiêu biểu của QĐVNCH như đã trình bày ở trên chính là phẩm chất của toàn thê? QĐVNCH. QĐVNCH sinh ra, lớn lên và hùng mạnh trong môi trường nhân bản. QĐVNCH không hề là, không thể là quân đội tay sai của ngoại bang hay bất kỳ chế độ chính trị nào. QĐVNCH là hình ảnh sinh động của lương tri và ái quốc. QĐVNCH thiện chiến và chiến đấu dũng cảm. Thế nhưng, hành động phản bội của người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã mặc nhiên trói tay QĐVNCH. Khai thác hoàn cảnh "bị trói tay" đó, CSVN vội vàng tạo tội ác 30/4/75. Nói rõ ràng hơn, Hoa Kỳ phản bội cộng với bản chất gian ác của CSVN là hai lý do chủ yếu dẫn đến "cái chết" của QĐVNCH. Thông thường chết có nghĩa là từ giã mọi hệ lụy. Thế nhưng, ngay sau ngày bị "bức tử", QĐVNCH đã để lại cho dương gian ba hệ lụy căn bản như sau:
Hệ lụy 1: Hơn ai hết, VC nhận biết rất rõ bản chất nhân bản và ái quốc của QĐVNCH. Vẫn hơn ai hết VC tự nhận biết bản chất Mafia của CSVN. Nhà văn Dương Thu Hương gọi Mafia VC là "Bầy Qua. Đen". Lo sợ lòng yêu nước và tính dũng cảm của QĐVNCH được dư luận truyền tụng rộng rãi và lâu dài. Sự thể này sẽ làm gia tăng vượt bực lòng căm phẫn của nhân dân VN đốI với "Bầy Qua. Đen". Vì vậy trong các thập niên qua, CSVN không ngừng nỗ lực phá hoại uy danh của QĐVNCH. Ngày 24/9/2002 trên báo The Orange County Register, qua bài viết "Victory most can celebrate" của ký gia? Gordon Dillow, đã nhắc lại các sự việc:
· VC phá hủy có phương pháp nghĩa trang QĐVNCH
· VC đẩy hàng ngàn cựu chiến binh tàn phế của QĐVNCH vào cảnh sống hành khất.
· VC kiên trì và nỗ lực phá hoại công cuộc xây dựng tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ tại Westminster, California.
Ba sự việc nêu trên đi kèm với khối sách báo của VC viết về QĐVNCH là những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ác ý hủy diệt uy danh QĐVNCH của VC.
Hệ lụy 2: Sau chiến tranh Việt Nam, dư luận không hề cho rằng Hoa Kỳ đã thua kém VC trên địa bàn quân sự. Tuy nhiên "Hoa Kỳ phản bội QĐVNCH" là một sự thực không thể chối cãị nhằm xóa bỏ mặc cảm phản bội, giới truyền thông Hoa Kỳ đã cố gắng làm cho thế giới hiểu rằng chiến tranh VN là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và VC. Đó là lý do giải thích tại sao sách báo và nhất là điện ảnh Hoa Kỳ triệt để tránh né đề cập tới vai trò của QĐVNCH trên chiến trường VN. Sự thể "tránh né" vừa nói đã làm cho dư luận hiểu lệch đi rằng QĐVNCH chỉ là cáI bóng mờ bên cạnh binh sĩ Hoa Kỳ và rằng QĐVNCH rất ngại chiến đấu. Để bác khước kiểu "hiểu lệch" kia, chúng ta hãy mang con số 400.000 tử sĩ VNCH đặt bên cạnh con số 50.000 binh sĩ Hoa Kỳ tử vong trong chiến tranh VN (http://encyclopediạcom/section/vietnam w. end of the war) . Sự sai biệt lớn lao giữa hai con số là một bằng chứng bằng máu về lòng ái quốc và dũng cảm của QĐVNCH.
Hệ lụy 3: Đương đầu với hệ lụy (1) và (2), QĐVNCH hoàn toàn im lặng trong cõi bức tử. Tình trạng im lặng kia là cơ hội làm cho một số người, nhất là những người ra đời sau 1975 hiểu lầm tai hại về thanh danh của QĐVNCH. Đó là hệ lụy thứ ba mà QĐVNCH đang gánh chịu.V. Giải trừ oan khiên. Những điều trình bày ở trên đã minh chứng cả ba hệ lụy là ba oan khiên. Làm thế nào để giải trừ oan khiên?
Giải trừ một: qúi vị cựu quân nhân của QĐVNCH hãy hãnh diện về tư cách cựu quân nhân của mỗi quý vị. Quý vị gia đình cựu quân nhân và tất cả những người xuất thân từ xã hội VNCH hãy ghi khắc trong tim óc của mỗi quý vị: chúng ta đã có nhiều thập niên sống trong sự che chở ân cần của QĐVNCH. Một quân đội đã bảo vệ người dân bằng chính sinh mệnh của người lính. Giải trừ hai: người Việt Nam lớn lên trong chiến tranh hãy giải thích cho người VN ra đời sau 1975, nhất là những người VN sinh trưởng tại quốc ngoại để họ hiểu biết tường tận về lương tri và lòng ái quốc của QĐVNCH trêạn những liên hệ thân thiết giữa người dân và QĐVNCH. Hành động giải thích này hoàn toàn không mang ý nghĩa của một cảm tính. Nó là sự truyềợn đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác những hiểu biết về vận động quan trọng của lịch sử. Nó ẩn chứa trong nó ước mơ rằng: trong tương lai, quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội thực sự vì nhân dân. Các loại quân đội tay sai của "Bác", của Đảng, của bất kỳ phe phái chính trị nào phải triệt để bị loại bỏ. Ước mơ vừa nêu tuy gián tiếp nhưng mạnh mẽ vinh danh QĐVNCH. Giải trừ ba: đất nước là tài sản chung của toàn dân. Người dân phải thực sự là chủ nhân ông tối cao và duy nhất của đất nước. Đó là chân ý nghĩa của công bằng và lẽ phải. Đó là quy luật sống tự nhiên của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Quy luật sống tự nhiên kia đòi hỏi những hoạt động kiểu giáo dục, luật pháp, kinh tế, nhất là quân sự phải là sinh hoạt nhân bản và công bằng của xã hội. Bài viết này chỉ xin nhấn mạnh đến guồng máy quân đội. Quân đội dân chủ bao giờ cũng vận động theo chuẩn mực bởi dân, của dân và vì dân. Nhà cầm quyền dân chủ không bao giờ nuôi tham vọng biến quân đội trở thành công cụ bảo vệ ngôi vị cầm quyền. Qua quá trình giáo dục, qua quân sử và nhất là qua thực tiễn chiến đấu và phục vụ, QĐVNCH đích thực là một quân đội của xã hội dân chủ. QĐVNCH và dân chủ như hình vớI bóng. Chế độ dân chủ bị chà đạp, QĐVNCH bị lăng nhục. Vì vậy mọi người Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy nỗ lực mang lại dân chủ cho Việt Nam. Ngày chế độ dân chủ được tái lập tại Viet Nam chính là ngày danh dự của QĐVNCH được phục hồi.
Như vậy là ba phương pháp giải trừ đi kèm với ba hệ lụy. Mỗi giải trừ tượng trưng bởi một nén nhang.
· Nén nhang thứ nhất là lời tri ân của TỔ QUỐC
· Nén nhang thứ hai là lời vinh danh tinh thần TRÁCH NHIỆM của QĐVNCH
· Nén nhang thứ ba là lời nguyền quyết tâm phục hồi DANH DỰ cho QĐVNCH, một quân đội thực sự yêu nước , thiện chiến, và dũng cảm.
Người viết bài này kính cẩn đặt ba nén nhang kia dưới chân TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ Việt Mỹ ,Westminster,California. Hành động này mang hàm ý chúc mừng ngày khánh thành tượng đài. Hành động này còn là sự biểu tỏ lòng tuyệt đối tôn kính và thương yêu đối với QĐVNCH.
Đỗ Thái Nhiên
No comments:
Post a Comment