




Sưu tầm
Trong quân sử của cuộc chiến Quốc Cộng kéo dài từ 1954 -1975, có khá nhiều chiến công hiển hách của những đơn vị, của từng cá nhân QLVNCH. Người lính miền Nam từ cấp chỉ huy đến hàng binh sĩ đã lập và ngăn chặn từng đợt xâm lăng từ miền Bắc Việt Nam, người anh em cùng chung huyết thống, cùng mang dòng máu Lạc Hồng, nhưng đã đánh mất tình người - U mê với chủ thuyết không tưởng cộng sản, bằng vỏ khoác thế giới Đại Đồng, nhưng thật ra là tàn bạo, dã man và đê hèn mới chính là điều căn bản của họ. Và đau đớn biết bao, từ thế hệ này đến thế hệ khác, thanh niên miền Nam cùng nhau gia nhập quân ngũ, dắt dìu nhau vào nơi lửa đạn, để truy diệt kẻ xâm lược. Từng gia đình, từng cá nhân mặc nhiên chấp nhận sự thua thiệt, mọi thương đau, đem sức mình đóng góp vào cuộc chiến ngăn chặn ấỵ Những mong có một ngày kẻ giao rắc tai ương cho dân tộc sẽ nhận ra sự phi lý, nhận ra thân phận mình đang dùng súng đạn để tương tàn, nhận chìm Tổ quốc, dân tộc vào vũng lầy của máu, của thịt da mình chính mình và rồi họ cũng sẽ nhận ra chiến tranh phi nghĩa do họ khởi xướng đã hủy hoại tàn nhẫn quê hương, chung quy chỉ vì muốn áp đặt chủ nghĩa chính trị không giống ai, nó chỉ là mục đích phục vụ cho mưu đồ của ngoại nhân. Và họ sẽ từ bỏ giấc mơ điên cuồng, cả hai bên cùng gác súng, trở về chính mình chung lo gây dựng những đổ nát hoang tàn, chữa trị những vết thương đang hóa dòi trên thân thể Mẹ già Việt Nam. Thật phũ phàng và cay đắng, tất cả chỉ là ác mộng, đã thắt cổ chết treo cho mọi mơ ước, mọi cầu mong của dân Việt. Cuộc chiến cũng đã chấm dứt, tiếng súng cũng đã thôi vang vọng bên tai mọi người.
Nhưng ngay khi tiếng súng vừa im lặng trên quê hương, cũng là lúc bạo tàn tủi nhục và nước mắt được đong đầy, ngập khắp lãnh thổ miền Nam, đâu đâu cũng chỉ thấy vang lên tiếng than, tiếng khóc. Nỗi thống khổ nặng như tảng đá đè trên thân xác mỗi người, lù lù trong mỗi gia đình một tiền oan nghiệp chướng. Người lính VNCH phải buông súng trong tức tưởi nghẹn uất, có người còn ngơ ngác hỏi: Lẽ nào ta lại quy hàng? Trong tất cả các bài học về quân sự, mọi binh thư binh thuyết, những huấn luyện của thượng cấp đã có người lính nào nghe thấy một lời nhắc đến sự quy hàng? Thế mà bây giờ họ lại được lệnh gác súng. Không đau không uất sao được. Tất cả quân nhân VNCH, không riêng một ai từ chiến binh đến hàng tướng lãnh đều chung nỗi đau chảy máu. Trong nỗi đau, sự ngỡ ngàng, uất nghẹn ất đã có rất nhiều quân nhân QLVNCH tuẫn tiết để trọn nghĩa nặng với non sông đất nước, chẳng riêng năm vị tướng anh hùng mà còn rất nhiều mgười đã chọn cái chết để tạ lỗi với quê hương với dân tộc. Như trường hợp một hạ sĩ quan nhất định không cởi bỏ binh phục, đã tự cho nổ trái lựu đạn, thân xác tan nát trước sự bàng hoàng và kính phục lẫn thương xót của hai đồng đội và dân chúng ngay trước cửa tiệm phở đường Trương Tấn Bửu, Phú Nhuận và như câu chuyện nước mắt và bi hùng của năm người lính Nhẩy Dù, sau khi nhận được lệnh buôn súng, họ đã cùng nhau uống những giọt cà phê cuối cùng trong bi đông, hút điếu thuốc quân tiếp vụ chót, xé bao lấy cái hình người lính trong tư thế tác chiến, dưới bóng Quốc Kỳ, bỏ vào túi áo ngực của mỗi người.
Sau cùng, họ: Năm người chiến binh Mũ Đỏ dõng dạc nói với những người dân cư ngụ chung quanh gần hồ tắm Cộng Hòa, gần Ngã tư Ông Tạ đang thập thò nhìn coi họ sẽ làm gì: “Vĩnh biệt bà con, chúc bà con ở lại mạnh khỏe và may mắn. Xin bà con dang xa chúng tôi để tránh sự nguy hiểm”. Mọi người còn ngơ ngác, cứ tưởng anh em bảo họ tránh xa làn đạn giao tranh. Nào ngờ năm người lính Mủ Đỏ đã ngồi xuống thành vòng tròn, lấy từ trong ba lô ra Quốc Kỳ VNCH, trải trên mặt đất. Cả năm người cùng dang rộng vòng tay rút chốt trái lựu đan, bỏ lên lá cờ và cùng nhau gục xuống. Tiếng nổ đanh gọn, kết thúc cuộc sống của họ. Thịt da tan nát cùng lá Quốc Kỳ. Họ ra đi chỉ cách nhà Mẹ tôi có chừng 100 mét. Người dân thương xót họ nhưng chỉ dám khóc thầm. Giặc đã vào đến tận nhà. Đồng lúc ấy, cộng quân cũng bắt đầu trả thù, khởi sự báo oán trên sinh mệnh người lính VNCH và trên sự an toàn hạnh phúc của dân chúng miền Nam, cùng đi song hành với sự trả thù hèn hạ, tàn bạo là những tấm gương bất khuất của người lính, thà chết chứ nhất định không đầu hàng giặc.
Sự anh dũng hy sinh đã diễn ra khắp trên bốn vùng chiến thuật và trong tất cả các quân binh chủng, chủ lực, quân sự, bán quân sự, thậm chí ngay cả anh nhân dân tự vệ nhà ở Cống Bà Xếp – Hòa Hưng - đã treo cổ chết nơi sau nhà để khỏi bị giặc hành hạ. Tại đây tôi chỉ xin kể lại một tấm gương can đảm và anh dũng, bất khuất của một Biệt Động Quân, chính anh đã hứng chịu sự trả thù và cả gia đình anh cũng không thoát khỏi sự hành hạ tinh thần liên tục. Sự trả thù đáng được gọi là điển hình theo quan niệm của cộng sản. Người anh hùng đó là Thiếu tá Trần Đình Tự – Tiểu Đoàn Trưởng tiểu đòan 38/BĐQ - Liên Đoàn 32 BĐQ (Liên Đoàn 5 cải danh). Trước khi nói về ái chết bi thương của Tự, xin cho tôi được viết vài dòng ngược về dĩ vãng đời anh, theo như thân mẫu anh cho biết.
Trần Đình Tự sinh năm 1943 ở Hà Nội, lúc nhỏ học trường tiểu học Ngô Sĩ Liên – phố Hàm Long – nhưng nhà lại ở khá xa, mãi tận phố Hàng Than, nhưng rất chịu khó đi bộ một mình đến trường mà không phải phiền ai đưa đón. Thân phụ của Tự là công chức, làm việc trong Tòa Thị Chính Thành Phố; thân mẫu Tự là giáo viên, bà dạy tại trường tiểu học ngoại ô Hà Nội. Có lẽ sinh hoạt hàng ngày va cuộc đời Tự là do sự giáo dục của gia đình ảnh hưởng trực tiếp từ bà Mẹ: trầm lặng và ngăn nắp. Năm 1954, được 11 tuổi, Tự được Cha, Mẹ đem vào miền Nam theo cuộc di cư vĩ đại của người Việt. Tại Saigòn Tự học trung học nơi ngôi trường có truyền thống giáo dục tốt đẹp vì trước kia thuộc hệ thống giáo dục và quản trị của giáo hội công giáo Việt Nam trường Hồ Ngọc Cẩn. Và cũng theo lời thân mẫu anh thì ngay từ lúc mới biết làm toán Tự rất giỏi môn toán, mỗi năm mỗi lớp Tự luôn đứng số một, các môn còn lại thì Tự luôn luôn kém hoặc chỉ ở trung bình mà thôi. Mọi chuyện đã tưởng cứ bằng phẳng theo dòng đời, nhưng sau khi đậu xong tú tài toàn phần ban toán Tự sẽ lên Đại Học tiếp tục con đường học vấn, vì chưa đến tuổi nhập ngũ như luật định, anh đã không làm theo những mong muốn của Cha Mẹ. Tự đã làm đơn nộp Bộ Quốc Phòng xin được nhập ngũ để được theo học khóa 14 sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, điều này đã tao ra nỗi phiền lòng của gia đình trong một thời gian khá dài.
Mãn khóa, Trần Đình Tự được bổ sung về Trung tâm Huấn Luyện Chi lăng , ở miền Tây Nam phần cũng sáu tháng sau, Tự lại gây ưu phiền cho gia đình, nhất là với Mẹ già. Anh làm đơn xin gia nhập binh chung Biệt Động Quân. Trần Đình Tự được tại nguyện. Tự đã đậu thủ khoa trường sinh ngữ Quân Đội và được cử đi học khoá huấn luyện chỉ Huy “Biệt Động Rừng Núi Sình Lầy” tại tiểu ban Kentucky Hoa Kỳ trong vòng một năm (1968). Ngày tôi hết phép mãn khóa SQTB/TĐ, về trình diện Tiểu Đoàn 33/BĐQ ở Biên Hòa, Tự đã có mặt tại đơn vị này từ lâu rồi. Nhớ lại, lần đầu tôi gặp Trần Đình Tự, tôi chào anh theo quân cách, Tự không chào đáp lại, mặt nghênh nghênh và cổ thì quẹo qua một bên – vẽ cao ngạo –Tôi ghim trong đầu, và tự nhiên thấy có thành kiến: Tự khinh người và thế là tôi cũng thấy không thích Tự, quẩn quanh với ý tưởng có dịp sẽ chơi lại. Tôi đem chuyện này nói với vị sĩ quan đàn anh và cũng là thầy dạy tôi trong trường sĩ quan Thủ Đức, tôi than phiền về thái độ ngạo mạn của Tự, vị sĩ quan đàn anh cười ngất “tội nghiệp nó, không phải phải nó hay nghênh hay kêng kiệu gì đâu. Niễng niễng cần cổ là có tật đấy, có lẽ lúc nhỏ bị gió máy nên mới vậy. Bản tính nó trầm lặng, không phải nó ngạo mạn. Tôi biết tính nết Tự rất nhiều” và anh khuyên tôi ráng hoà nhập với đời sống quân ngũ rồi sẽ quen.
Thời gian qua đi theo năm tháng, chúng tôi sống, phục vụ trong cùng đơn vị đã đến vị chỉ huy thứ tư, và cũng đã có rất nhiều đổi dời trong đơn vị, nhiều chiến hữu đồng đội đã ra đi, chuyển đến đơn vị mới, có nhiều anh em hành quân đã ở lại với cây cỏ, núi rừng không chịu về với đồng đội nữa. Thời gian này Tự là ĐĐT/ĐĐ3/TĐ33 và tôi là chỉ huy ĐĐ4. Hai đứa chúng tôi đã là bạn thân cùng nhau dong duổi trên các miền lửa đạn. Năm 1971 trong chiến dịch hành quân ngoại biên –QLVNCH mở những cuộc hành quân sang tận Campuchia, truy diệt và tiêu hỷ những căn cứ cộng sản VN. Tháng 2 năm 1971, trong cuộc hành quân trực thăng vận nhẩy vào căn cứ của SĐ7 cộng sản (công trưòng 7). Trong lúc giao tranh, Tự bị trúng mảnh đạn súng cối vào đầu, Anh được trưc thăng tải thương về tổng Y Viện Cộng Hòạ Tự rời TĐ 33 BĐQ từ đó.
Mùa hè 1972, cộng sản Bắc Việt dùng đại quân ồ ạt tấn công trên khắp mặt trận, nặng nhất là Quảng Trị, hàng chục sư đoàn vượt sông Bến Hải, vượt biên giới Việt Lào đồng loạt tiến công như cuồng lưu, như biển rộng. Do đó Bộ TTM/QLVNCH đã điều động LĐ5 BĐQ không vận ra tăng cường cho mặt trận Quảng Trị. Ngay từ lúc LĐ5 vừa đến nơi được chỉ định thì đã gặp SĐ 308 tổng trừ bị của CS, với tất cả ưu thế về hoả lực và quân số sư đoàn này đã điên cuồng tấn công LĐ5 BĐQ, với sự chênh lệch quá xa về lực lượng đã khiến LĐ 5 vừa đánh vừ lui dần về phía sau để chờ tăng viện nhưng khi đến khu vực cầu Trường Phước, đoạn QL 1 cũ, LĐ 5 đã bị chặn bởi 2 trung đoàn địch có tăng cường đại pháo và xe tăng. Địch đánh cả hai mặt Tây và Tây Bắc. TĐ 38 BĐQ do Thiếu tá Vũ Đình Khang chỉ huy, Trần Đình Tự là sĩ quan hành quân (trưởng bản Tiểu Đoàn ) nhận được lệnh của Trung tá LĐ trưởng Ngô Minh Hồng, phải đánh cản hậu, tìm cách chặn đứng sức tấn công cuồng bạo của địch để LĐ rút qua sông (Gồm TĐ 30, 33 và BCH LĐ. Tiểu đoàn 38 đã hoàn thành trách nhiệm, riêng hai vị sĩ quan đầu đàn của đơn vị cũng hoàn thành trách nhiệm là ở lại sau cùng để “con cái” qua sông an toàn, phút chót chính hai ông thẩm quyền Vũ Đình Khang và Trần Đình Tự lọt vào tay giặc – trở thành tù binh – với lý do thật lãng xẹt cả hai ông đều không biết bơi, đang lay hoay cùng mấy người hộ tống nghĩ kế vượt con “rắn lục” thì bị giặc cõng ngược về hướng Bắc để qua sông bến Hải dong duổi tuốt về tận tỉnh Lạng Sơn, nơi có những nhà tù đã được thiết lập.
1973 Hiệp định Paris – ngưng bắn. Chiến tranh coi như chấm dứt, hai bên cùng ở yêu tại chổ của mình. Trao đổi tù binh, Trần Đình Tự trở lại với gia đình mũ nâu gắn bó đời mình với binh chủng Biệt Động Quân. Anh được thăng hàm Thiếu tá và được bổ nhiệm là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 BĐQ thay thế Thiếu tá Vũ Đình Khang, được cử đi LĐ 4 BĐQ làm TĐT tiểu đoàn khác. Nói là ngưng bắn nhưng thực tế chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày và ngày càng khốc liệt hơn. Thời gian này LĐ5 đã được cải danh thành LĐ 32 BĐQ, đang cùng với các LĐ/BĐQ bạn chịu trách nhiệm bảo vệ tỉnh Bình Long. Mặt trận An Lộc vẫn mỗi ngày nặng nề hơn vì cộng quân gia tăng áp lực, mở những cuộc tấn công liên tục.
Bắt đầu từ tháng 2/1975 trên toàn lãnh thổ VNCH tự nhiên vở ra từng mảng, khởi đầu la Ban Mê Thuộc bị thất thủ. Và, hết nơi này “di tản chiến thuật” đến “tái phối trí”. Liên Đoàn 32 BĐQ nhận lệnh rời bỏ An Lộc để về tái phối trí, thiết lập tuyến phòng thủ bảo vệ tầm xa cho Thủ Đô Sàigòn. Tuyến bố trí quân kéo dài một vòng cung từ Khiêm Hanh (Bầu Đồn) Tây Ninh, chạy qua Suối Cao – tạo thành một con đê chặn đứng cơn nước lũ Cộng sản từ các mật khu Dương Minh Châu, Bời Lời, Bến Súc, Bến Cát (Mật khu Tam giác Sắt), quyết không cho chúng xuôi chảy về Sàigon. Áp lực dù có nặng nề, cường độ giao tranh mỗi ngày một tăng, đạn pháo rơi xuống tuyến phòng thủ liên tục, ngày càng nhiều. Những người lính mũ nâu dưới sự chỉ huy gan dạ của LĐ trưởng Thuận Thiên vẫn giữ vững phòng tuyến – chưa có khúc ruột nào bị cắt đứt hay bị chọc thủng. Các TĐ 33, 38, 30 và Đại Đội trinh sát 5/BĐQ hàng ngày vẫn thi đua luộc những con cua sắt của địch, xe tăng địch bắn tàn sát cho bộ binh tiến lên nhưng cả người và xe cùng nằm lại bên giao thông hào sau khi đã được cho ăn no kẹo đồng.
Lần đầu cũng là lần cuối Trần Đình Tự đã cưỡng lại lệnh của cấp chỉ huy. Sau khi nhận lện buông súng và lời chào từ biệt của LĐT. Tự quay sang Đại uý Xường – Tiểu Đoàn Phó 38/BĐQ: “Đại uý Xường, tôi vừa nhận được lệnh mình phải buông súng đầu hàng. Đây là lần chót và cũng là lệnh anh nói lại cho các Đại Đội Trưởng rõ và thay tôi đợi”. Tụi nó điên nên gặp mình. Tốt nhất là Đại Uý dẫn anh em rút về gần BCH/LĐ đợi tại đó có gì còn dựa vào nhụu. Riêng tôi sẽ ở lại đánh nữa, đánh đến cùng. Tôi không đầu hàng – Tiếp đó Tự cho tập trung BCH/TĐ, trung đội thám báo nói cho họ biết là đã có lệnh đấu hàng, các anh em sẽ làm theo lệnh của Đại Uý Xường , còn ai muốn ở lại cùng chiến đấu với anh đến phút cuối cùng thì đứng riêng qua một bên. Lần lượt số người tách ra khỏi hàng được gần 40 chiến sĩ. Trần Đình Tự đưa tay chào Đại Uý Xường và các quân nhân dưới quyền, rồi dắt những người quyết tử tiến vào khu vực vườn khoai mì, có xen những cây mít, xoài rậm rạp để tiếp tục "ăn thua" với địch. Kết cục cuộc chiến cũng phải chấm dứt. Tự và anh em hết đan, địch tràn ngập, bắt tất cả những người còn sống sót (9 người) giải về sân trường tiểu học gần đấy. Tên chỉ huy của Cộng sản tiến về phía Tự lớn tiếng lăng nhục QLVNCH và chỉ ngay mặt Trần Đình Tự thóa mạ thậm tệ, bắt anh cởi quần áo vì lon Thiếu tá được may dính ngay trên cổ áo. Tự đứng yên, im lặng không nhúc nhích và nhất quyết không làm theo lời địch. Tên chỉ huy rít lên: “đến lúc này mà mày còn ngang bướng hả, đồ ác ôn uống máu người, bè lũ tay sai …. đã có lệnh đầu hàng rồi mà mày còn ngoan cố gây thiệt hại quá nhiều cho bên tao. Nhân danh cách mang ra lệnh cho mày muốn sống thì cởi ngay quần áo và nằm xuống, chúng mày đã bị bắt nghe rõ chưa. Tất cả chế độ ngụy quân, ngụy quyền tay sai của mày đã thua và đầu hàng rồi hiểu không? Tự cười nhếch mép rất đểu “Ai đầu hàng , nhưng tao thì nhất quyết không đầu hàng, bọn bay mới đích đáng là bè lũ ác ôn. Tất cả chúng mày đều là loài lang sói, đê tiện, tội đồ của dân tộc hiểu không?bắt được rồi chúng mày muốn làm gì thì làm, đừng có lải nhải nghe thối tai chịu không được!!”
Tên chỉ huy Việt Công tức tối nhìn Tự với tám quân nhân còn lại và nói: đem những thằng này ra bắn bỏ đi, toàn là lũ ác ôn không đó! Chúng dẫn Tự và các chiến sĩ Mũ Nâu quyết tử ra phía sau trường để bắn xối xả mấy loạt AK. Xác của họ bị quăng xuống đìa gần đó.
Câu chuyện về cái chết bi thương của Thiếu tá Trần Đình Tự được thuật lại bởi Đại Uý Xường trong những ngày ở tù kể cho tôi nghe (Đại Uý Xường cũng chết trong trại này sau nhiều lần vượt ngục không thành. Anh xuất thân từ khóa 22 trường Võ Bị QGVN ( Đà Lạt). Người thứ hai chứng kiến giây phút cuối cùng của Thiếu tá Trần Đình Tự là người lính truyền tin cho TĐT Trần Đình Tự, hắn cũng bị tàn sát cùng một lượt với “ông thày” và những anh em quyết tử khác. May mắn là Đức trọc – tên người lính sau loạt đạn đó chỉ bị thương vào phần bụng … và chân trái, giả chết. Khi Vc bỏ đi xa, Đức ráng bò vào nhà dân, được băng bó, mấy ngày sau họ thuê xe lam chở Đức về Saigon.
Đã 33 năm trôi qua, Trần Đình Tự chắc là đã siêu thoát? Hay còn mang nặng cõi trần vì hận thù ai oán, nỗi thương gia đình còn mang nặng linh hồn nên chẳng về nơi lạc cảnh.
Xin cho Trần Đình Tự và các chiến sĩ Mũ nâu quyết tử một nén hương lòng truy niệm để may ra nỗi hờn căm có phần nàp theo gió bay đi và Tự, các chiến hữu sẽ thênh thang nơi cõi trời cao rộng!!!
Lưu lạc quê người
Sưu tầm - Tháng 4 năm 1975
Tuyết Mai
Trong Ngày Giỗ Thứ 33 Của Người
Bài viết: Trần Kim Vy
Ảnh chụp: Trần Minh TâmChiều Chủ Nhật 04 tháng 5 năm 2008 tại nhà hàng Ocean Palace đã có khoảng trên dưới 700 quan khách tham dự Lễ Giỗ và Tưởng Niệm cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, một trong năm vị hổ tướng đã tuẫn tiết thà chết theo thành chứ không để lọt vào tay giặc. Hành động anh hùng của danh tướng Nguyễn Khoa Nam đã để lại nhiều thương tiếc và kính phục, không những chỉ từ những quân nhân trong Quân Ðội VNCH mà ngay cả trong lòng toàn thể người dân Việt Nam từ quốc nội lẫn hải ngoại.
Theo lời của ông Nguyễn Khoa Tần trong tộc họ Nguyễn Khoa thì:
"Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam sinh tại Ðà Nẵng ngày 23-9-1927, gốc làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình văn học, tôn sùng đạo Phật. Thân phụ ông là cụ Nguyễn Khoa Túc, Thanh Tra Học Chánh thời Pháp thuộc tại Ðã Nẵng, hồi hưu năm 1941. Thân mẫu ông là cụ bà Công Tôn Nữ Mộc Cần, thuộc dòng Tuy Lý Vương. Trong nhiều khía cạnh, ông được thừa hưởng tất cả tinh anh của hai bên nội, ngoại.
"Ông là con trai giữa trong gia đình có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ còn lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại SàiGòn và đã hồi hưụ Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành giáo dục và cũng là cựu Thượng Nghị Sĩ dưới chế độ VNCH."Tướng Nguyễn Khoa đậu bằng Thành Chung Pháp năm 1944 sau đó bằng Tú Tài I năm 1946. Tốt nghiệp trường Hành Chánh Huế, ông làm việc tại Sở Ngân Sách Trung Việt cấp bậc Chủ Sự Phòng từ năm 1951.
"Cũng như nhiều thanh niên cùng lứa tuổi, ông đã bị gọi động viên, gia nhập khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức vào tháng 4 năm 1954. Mãn khóa tháng 10-1953, ông đã gia nhập binh chủng Nhảy Dù với cấp bậc Thiếu Úỵ Trong suốt thời gian từ tháng 12 năm 1953 cho đến ngày chia đôi đất nước vào tháng 7-1954, trên cương vị một Trung Ðội Trưởng thuộc Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù, Thiếu Úy Nam đã tham gia nhiều cuộc hành quân trên chiến trường Bắc Việt.
"Mùa hè 1955, là Ðại Ðội Trưởng thuộc Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù, Trung Úy Nam đã tham gia chiến dịch hành quân tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Thủ Ðô Sài Gòn. Cuối năm 1955, ông được bổ nhiệm chức vụ Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội Kỹ Thuật Dù. Trong thời gian này ông được cử đi viếng thăm các trung tâm huấn luyện Nhảy Dù tại Pháp và Nhật. Ðầu năm 1961, ông được thăng cấp Ðại Úỵ Năm 1962, Ðại Úy Nam được đề cử tham dự khóa học về Chiến Tranh Rừng Rậm tại Fort Braggs, đến năm 1963, khóa Bộ Binh Cao Cấp tại Fort Benning, Hoa Kỳ.
"Cuối năm 1965, ông được thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù. Tháng 02-1966, đơn vị ông tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Ðoàn 2 Bộ Binh tổ chức nhằm tấn công một đơn vị của Sư Ðoàn 2 Bắc Việt, và do chiến công này Thiếu Tá Nam được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương.
"Sau đó, ông được vinh thăng Trung Tá và được đề cử giữ chức vụ Chiến Ðoàn Trưởng Chiến Ðoàn 3 Nhảy Dù. Cuối năm 1967, chiến đoàn Dù do ông chỉ huy đã chiến thắng trận đánh đồi 1416 Ngok Van ở Kontum, tiêu diệt một Trung Ðoàn Chủ Lực Bắc Việt. Ông được ân thưởng Ðệ Tam Bảo Quốc Huân Chương và là sĩ quan thứ hai của Sư Ðoàn Nhảy Dù sau Trung Tướng Ðỗ Cao Trí, được trao tặng huy chương cao quý này lúc còn mang cấp bậc Trung Tá. Ông cũng được gắn huy chương Distinguished Service Medal của Tổng Thống Hoa Kỳ.
"Ðầu năm Mậu Thân 1968, các chiến đoàn Dù được nâng cấp thành các lữ đoàn. Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù được điều động về Sài Gòn tham gia trong trận Mậu Thân 1 và 2 ở ven Ðô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn và ông được vinh thăng Ðại Tá trong thời gian này.
"Ðầu năm 1970, ông được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh kiêm Tự Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Giữa năm 1970, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức tại mặt trận, cho đến tháng 10-1971 thì được vinh thăng Chuẩn Tướng Thực Thụ. Năm 1972, ông được vinh thăng Thiếu Tướng Nhiệm Chức và tháng 10-1973 được lên Thiếu Tướng thực thụ.
"Vào tháng 11 năm 1974, Thiếu tướng Nguyễn Khoa được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV - Quân khu 4 cho đến ngày 30-4-1975. Khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, với tư cách Tư Lệnh Quân Ðoàn IV - Quân khu 4, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã quyết định không đầu hàng địch và đã tuẫn tiết vào sáng ngày 01 tháng 5 để bảo toàn khí tiết của một vị tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ Ông tự sát khi mới 48 tuổi".Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa đã khuất bóng 33 năm. Năm nay, Lễ Giỗ cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam có phần trang nghiêm và đặc biệt hơn những năm trước, vì ngoài gia đình tộc họ Nguyễn Khoa còn có sự tham dự đầy đủ của các Hội Ðoàn Quân Ðội tại Houston Texas qua lễ nghi quân cách, lễ trao quốc kỳ cho đại diện gia đình do cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường chủ lễ trước sự hiện diện của trên dưới 700 quan khách, đại diện các hội đoàn tương trợ, ái hữu và các cơ quan truyền thông Việt ngữ địa phương.
Chương trình tổng quát được điều hợp bởi hai MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên và Nguyễn Khoa Diệu Thảo là những con cháu đời thứ hai của tướng Nguyễn Khoa. MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên là phu nhân của nhạc sĩ Trúc Hồ, hiện là Giám Ðốc hệ thống truyền hình SBTN cũng là thành viên trong Ban Giám Ðốc và điều hành của Công ty Asia Network. Công ty này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào nền ca, vũ, nhạc kịch Việt từ thời tiền chiến cho đến hôm naỵ MC Nguyễn Khoa Diệu Thảo tốt nghiệp chương trình đại học với cấp bằng Tiến sĩ Dược khoa là phu nhân của Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Văn Diệụ Bác Sĩ Nha Khoa Diệu & Dược sĩ Thảo là đôi uyên ương rất dễ thương, có những đóng góp không nhỏ trong các sinh hoạt Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn tại thành phố Houston.
Mở đầu Lễ Giỗ, ông Nguyễn Khoa Hoạt ngỏ lời chào mừng quan khách. Ông nói rằng:
"Thừa lệnh ông Tộc Trưởng, tôi xin thay mặt bà con Tộc Nguyễn-Khoa tại quê nhà và hải ngoại để cảm ơn sự hiện diện của quý vị tại hội trường này vào ngày hôm nay để cùng chúng tôi cử hành Lễ Húy Kỵ một thân nhân trong gia tộc Nguyễn Khoa, đó là cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, một chiến sĩ QLVNCH, đã anh dũng hy sinh tính mạng của mình vào những ngày cuối cùng của nền tự do dân chủ tại miền Nam Việt Nam hầu bảo toàn thương vong cho đồng bào và các chiến hữu thuộc cấp.
"Sự ra đi vĩnh viễn của một danh tướng được lòng kính mến từ mọi tầng lớp dân và quân của miền Nam Việt. Sự hy sinh đã để lại cho hậu thế một gương sáng, để chúng ta có thể nhìn vào đó hầu xây dựng cho những thế hệ tương lai, hầu tạo dựng một niềm tin vững chắc hơn cho việc bảo tồn những di sản tinh thần vô giá mà Ông Bà Tổ Tiên đã để lại cho chúng ta đến ngày hôm nay" Cảm tạ lòng thương mến của quan khách và đặc biệt các hội đoàn quân độị Ông Nguyễn Khoa Hoạt xúc động nói thêm:
"Ðã một phần ba thế kỷ trôi qua, đặc biệt năm nay, Lễ Húy Kỵ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được các hội đoàn quân đội tại địa phương và các vùng phụ cận đã không quản ngại giúp đỡ gia tộc Nguyễn Khoa trong phần nghi lễ quân cách để ngày húy kỵ thứ 33 của cố Thiếu tướng được thêm phần uy nghiêm và trang trọng. Chúng tôi không bao giờ dám quên nghĩa cử cao quý nàỵ"
Một thành viên trong gia đình được MC Diệu Thảo trang trọng giới thiệu là Tộc Trưởng lên khán đài đọc diễn văn chủ tọa Lễ Giỗ là ông Nguyễn Khoa Khương. Ðược biết ông Nguyễn Khoa Khương chính là thân phụ của MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên. Người viết xin đăng lại nguyên văn để độc giả biết được tâm tình của gia đình vị tướng mà mỗi khi nghĩ đến ai cũng sa lệ tiếc thương và kính phục:
"Kính thưa quý quan khách;
"Kính thưa quý vị đại diện các Quân, Binh chủng Quân Lực Việt , thưa bà con thân mến trong Tộc Nguyễn Khoa;
"Thật là vinh dự cho tôi được thay mặt bà con tộc họ Nguyễn Khoa để chủ tọa Lễ Giỗ cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn IV và Quân Khu 4 của Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày 30 tháng Tư 1975.
"Bình thường giỗ húy-kỵ là một lễ đơn giản và ấm cúng trong gia đình. Ðặc biệt năm nay Lễ Giỗ cố Thiếu tướng lần thứ 33 được thêm phần trang trọng nhờ các cựu chiến sĩ đại diện QLVNCH tham gia và thực hiện phần nghi lễ quân cách. Với tư cách đại diện Tộc trưởng họ Nguyễn Khoa ở hải ngoại, tôi xin thành thật cảm tạ sự tham gia đặc biệt của quý vị đại diện các Quân, Binh chủng QLVNCH. "Tôi thường cảm nghĩ, và hôm nay xin mạo muội trình bày cùng quý vị, đức độ trong đời sống binh nghiệp và gia đình cũng như hành động tối hậu của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam là một tấm gương sáng đang tiếp nối truyền thống trung-hiếu-nghĩa của các tiền nhân tộc Nguyễn-Khoa trong lịch sử Việt Nam. Như có ghi chép trong gia phả Nguyễn Khoa và trong bộ Quí Hương Tiên Nguyên Sử, gần 5 thế kỷ trước, năm 1557, vị thủy tổ của tộc họ theo chân Chúa Nguyễn Hoàng trấn nhậm miền Nam từ dãy Hoành Sơn trở vàọ Qua các thế kỷ, vì lập công trạng lớn với quốc gia, có bốn vị trung thần thuộc tộc Nguyễn Khoa được phong chức hiệu "Khai Quốc Công Thần" và tước vị "Quận Công" và không biết bao nhiêu vị khác đã giữ những nhiệm vụ và chức vụ quan trọng tại triều đình Huế và ở các miền gần xa, kể cả biệt phái bình định giúp nước lân cận. Lịch sử đã gây cảm hứng cho một giáo sư người Pháp, ông Georges Rivière, và ông đã viết bài sưu khảo tỉ mỉ đăng trong tạp chí Biên Khảo Cố Ðô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hue) với tựa đề "Một Dòng họ Trung Thần" (Une Lignée de Loyaux Sujets).
"Nói riêng về tướng Nguyễn Khoa Nam, tôi xin nhắc lại lối hành xử của một viên tướng dũng mãnh khác trong tộc Nguyễn Khoa đúng 200 năm về trước, tức là năm 1775: đó là Kiệt Tiết Tướng quân Nguyễn Khoa Kiên, đã dùng gươm tử tiết khi bị bão đắm tàu và cô thế, thay vì nghe lời dụ dỗ mời phục chức tương đương của địch. Lúc tuẫn tiết, dũng tướng Nguyễn Khoa Kiên được sắc phong "Hầu Tước Triệu Thành", với chức hiệu "Chiêu-Dũng Tướng Quân Cẩm-Y Vệ", tức là Tham Mưu Trưởng Biệt Quân Hoàng Gia (mặc Cẩm y, tức là quân phục màu đỏ tím).
"Nói về khía cạnh đạo đức, chúng ta nhớ lại một vị Thượng-quan thuộc tộc Nguyễn Khoa, cảm thấy buồn bực trước sự bất lực của Triều đình đối với quân Pháp thuộc địa, đã treo ấn từ quan để xuất gia, rồi tu hành chính đạo trở thành Ðại Sư Viên Giác, lập nên chùa Ba-La-Mật có tiếng ở Huế, và tạo nên dòng tu có nhiều danh sư như Hòa Thượng Viên Thành và Hòa Thượng Thích Trí Thủ."Chúng ta nhắc lại lịch sử oai hùng của quốc gia cũng như lịch sử các vị đã dày công bảo vệ giang san, không phải chỉ để ôn cố tri tân suông. Chúng ta ước mong các thế hệ trẻ sau này, bất cứ ở nơi nào, nhìn lại lịch sử để tri ân và tôn vinh các bậc tiền nhân đã có công lớn với nước nhà, nhất là luôn luôn cố gắng trau giồi và hành xử thế nào cho xứng đáng là hậu duệ của các ngài.
"Tôi xin cảm tạ tất cả quý vị đã có lòng đến dự Lễ Giỗ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam hôm nay, tỏ lòng ngưỡng mộ một trong số các sĩ quan và chiến sĩ vị quốc vong thân."
Trước bàn thờ có di ảnh của vị tướng hùng anh QLVNCH Nguyễn Khoa , một chương trình Lễ Nghi Quân cách do các hội đoàn quân đội thực hiện hết sức trang nghiêm và cảm động. Ðiều động và sắp xếp công việc sau hậu trường, người viết thấy có cựu Ðại Tá Nhảy Dù Liêu Quang Nghĩa, cựu Trung Tá TQLC Nguyễn Văn Phấn, cựu HQ Ðại Uý Lưu Ðức Huyến. Trên khán đài có hai sĩ quan nghi lễ là HQ Ðinh Quang Tiến và TSQ Hồ Sắc đồng điều hợp chương trình Lễ Nghi Quân Cách thật nhịp nhàng, các cựu quân nhân phía dưới vào hàng thật nghiêm chỉnh.
Sau nghi lễ rước Quốc Quân Kỳ là Lễ chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ và VNCH, là phút mặc niệm để tưởng nhớ công ơn tiền nhân đã có công dựng nước và những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ gìn giữ giang sơn tổ quốc VN, những chiến sĩ, quân dân cán chính VNCH và Ðồng Minh đã hy sinh để bảo vệ tự do cho miền Nam VN, và những chiến sĩ đã bỏ nình trong lao tù CS. Chúng ta cũng không quên nhớ đến những đồng bào thân yêu của chúng ta đã bỏ mình trên biển cả rừng sâu, trên con đường tìm tự dọ Ðặc biệt hôm nay chúng ta cùng tưởng nhớ đến cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa , và những anh hùng liệt sĩ đã tuẫn tiết hy sinh, nêu cao tinh thần bất khuất của quân nhân QLVNCH.Sau Lễ An Vị Quốc Quân Kỳ là nghi lễ trao quốc kỳ VNCH cho thân nhân cố thiếu tướng Nguyễn Khoa. Ðây là lá Quốc Kỳ lẽ ra được phủ trên quan tài của bất cứ chiến sĩ nào đã hy sinh tánh mệnh cho Tổ Quốc. Nhưng trường hợp của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa tuẫn tiết trong thời điểm đau thương của đất nước nên QLVNCH dù muốn thực hiện nghi lễ tri ân này cũng không thể nào thực hiện được. Hôm nay trong dịp gia đình tộc họ Nguyễn Khoa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 33 cho tướng Nguyễn Khoa Nam, các Hội đoàn Quân đội dưới sự chủ toạ của Thiếu Tướng Mạch Văn Trường tiến hành nghi lễ trang trọng này nhằm làm ấm lòng gia tộc Nguyễn Khoa và bày tỏ lòng tôn kính của người còn sống đối với anh linh của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.
HQ Ðinh Quang Tiến kể lại rằng: "Kính thưa quý vị, 33 năm trước, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa , Tư Lệnh Quân Ðoàn 4, Quân khu 4, đã anh dũng tuẫn tiết không đầu hàng địch quân. Nhưng trong hoàn cảnh đau thương của đất nước lúc bấy giờ, QLVNCH đã không thể truy điệu an táng Thiếu Tướng theo lễ nghi quân cách. Hôm nay, lễ giỗ lần thứ 33 của Thiếu tướng, tập thể Quân Nhân các Quân Binh chủng QLVNCH tại Houston kính cẩn nghiêng mình trước hương linh của vị anh hùng liệt sĩ Nguyễn Khoa Nam, và xin trao Quốc Kỳ VNCH tượng trưng cho hồn thiêng sông núi của Tổ Quốc VN, ghi ơn người anh hùng dân tộc đến Gia Tộc Nguyễn Khoa".
Nghi lễ trao cờ được bắt đầu, Phan Thuận một cựu sĩ quan HQ đến trước mặt cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường chào kính và escort cựu Tướng Mạch Văn Trường lên khán đàị Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Văn Diệu đến chào và escort ông trưởng tộc Nguyễn Khoa Phước lên khán đàị Sĩ quan phụ tá Lê Ðắc Lực (81 Biệt Cách Dù) tiến lên bàn thờ, nghiêm chỉnh chào tay di ảnh Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam rồi nâng lá Quốc Kỳ trên bàn thờ xuống trao cho Thiếu Tướng Mạch Văn Trường. Cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường có đôi lời cùng đại diện gia tộc Nguyễn Khoa và trao quốc kỳ VNCH cho ông Nguyễn Khoa Phước trong khi đó quân nhạc tấu kèn Bế Quân Hiệu. Các hội đoàn quân đội trong tư thế nghỉ và tan hàng chấm dứt phần Lễ Nghi Quân Cách.Ông Nguyễn Khoa Phước người em ruột của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam xúc động nói lên lời tri ân chân thành đến cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường và toàn thể các cựu chiến sĩ đã thực hiện một nghi thức trang trọng mà 33 năm qua gia đình ông mới nhận được lá cờ tượng trưng hồn thiêng sông núi trong đó có sự chứng giám của anh linh vị Tướng trong QLVNCH là người anh người em người bác người cậu của gia tộc họ Nguyễn Khoạ Chương trình tiếp tục với nghi thức viếng di ảnh và dâng hương lên bàn thờ cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa.
Chia xẻ cùng quan khách hiện diện những kỷ niệm thực về cái chết bi hùng của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là cựu Y sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng giám đốc Tổng Y viện Phan Thanh Giản, người đã chôn cất cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Một câu chuyện cuối cùng xảy ra giữa Thiếu Tướng Nguyễn Khoa và cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, người nhận lệnh cuối cùng lo cho sự an toàn của 16 ngàn quân lính và gia đình của họ được tướng Trường kể lại từng chi tiết. Ðặc biệt bà Nguyễn Khoa Phước, người em dâu thuật lại việc cải táng người anh chồng là cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam như thế nào trong lúc chồng bà là ông Nguyễn Khoa Phước còn bị CS nhốt trong tù. Sau đó là phần phát biểu của cựu Y Sĩ Thiếu Tá Nhảy Dù Trần Văn Tính. Bài nói chuyện của ông Trần Văn Tính thật xúc tích nêu cao được "TINH THẦN NGUYỄN KHOA " như sau:"Kính thưa quý bậc Trưởng Thượng và quý Niên Trưởng tôn kính; Kính thưa quý vị cùng quý anh chị em trẻ thân mến:
"Trước anh linh Thiếu Tướng Tư Lệnh, và sự hiện diện quý báu của Quý vị, chúng tôi xin góp chút tâm tình, để cùng quý vị và gia tộc Nguyễn Khoa, tưởng niệm vị Anh hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong Thân: NGUYỄN KHOA NAM.
"Trong quân sử Hoa Kỳ và VNCH, có ghi một chiến tích lừng danh trên ngọn đồi chiến lược 1416 trong cuộc Hành Quân Phối Hợp Việt-Mỹ được đặt tên là Darkto tại tỉnh Kontum vào tháng 10 năm 1966. Song song hành quân với Lữ Ðoàn 173 Nhảy Dù của Hoa Kỳ, Mũ Ðỏ Trung Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù VN gồm các TÐ3, TÐ6 và TÐ8ND. Ðịch có một Trung Ðoàn chạm trán TÐ1/LÐ Hoa Kỳ và một Trung Ðoàn khác đánh với TÐ8ND Việt.
Kết quả: Ðịch bỏ lại hơn 300 xác chết; phía ta có khoảng 50 tử thương và bị thương. Riêng phía HK, có một số mất tích rất khó hiểu, có lẽ vì hết đạn. Tổng Thống Hoa Kỳ L.B. Johnson đã tặng huy chương Silver Star cho Mũ Ðỏ Trung Tá Nguyễn Khoa và huy chương Ðơn Vị Chiến Thắng cho TÐ8ND.
"Do gương can trường tại chiến trận, tài chỉ huy khéo léo và tính cẩn trọng cố hữu khi chuẩn bị hành quân cũng như khi trực tiếp điều động chỉ huy TÐ8ND của Mũ Ðỏ Nguyễn Khoa Nam, bên ta thắng lớn, ít thương vong và, đặc biệt khác với phía Hoa Kỳ, chúng ta không có ai mất tích. Cho đến nay, các vị tướng lãnh Nhảy Dù Hoa Kỳ vẫn còn ca tụng chiến thắng Darkto đồi 1416 và dùng làm tài liệu học tập quân sự.
"Với Hùng-Tài và Trí-Dũng đặc biệt ở đồi 1416 cũng như được thăng đến cấp tướng sau rất nhiều chiến công hiển hách khác, câu hỏi được đặt ra về Mũ Ðỏ Nguyễn Khoa Nam: (A) Người Từ Ðâu Tới? (B) Người Ðể Lại Những Gì? và (C) Người Ði Về Ðâu?
"A. Nguyễn Khoa đến từ lòng đất Mẹ VN như tất cả chúng tạ Người là một đứa con của đại dân Tộc Việt, gia tộc Nguyễn Khoa, một gia tộc với nhiều Văn Thần-Võ Tướng mở mang bờ cõi và phục vụ an dân, tận từ thời Chúa Nguyễn Hoàng vượt Ðèo Ngang, vâng theo câu "Hoành Sơn Nhất Ðái, Vạn Ðại Dung Thân" của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dân gian hay hát:
Thương em, anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang
Phá Tam Giang đày rày đã cạn
Truông nhà Hồ, Nội Tán cấm nghiêm.
"Nội Tán đó là Nội Tán Ðại Thần Nguyễn Khoa Ðăng với công dẹp tan giặc cướp bình định an dân vùng truông cuối làng Hồ Xá và choa đào xả thêm nước Phá Tam Giang ra cửa biển Thuận An ở miền Trung. Tại miền, còn có nhiều chùa ghi lại công đức của Tổng Trấn Nam Kỳ Nguyễn Khoa Thuyên, và chúng ta có vị Ðại sứ VNCH đầu tiên tại Thái lan là cụ Nguyễn Khoa Toàn, người đã đặt nền tảng ngoại giao giữa hai quốc gia mà phúc lợi còn tồn tại đến ngày naỵ
"Năm 1953, thanh niên Nguyễn Khoa là:
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
(Ðoàn Thị Ðiểm)
Cùng với những sinh viên ưu tú gia nhập trường Võ Bị Thủ Ðức trong thời kỳ phát triển Quân Lực do biến chuyển thời cuộc thực thi Ước Kết Atlantic Chrter ngày 14-9-1941; theo đó Thủ Tướng Anh Churchill đã phải đồng ý với Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt là, nếu được Mỹ tham chiến giúp Anh-Pháp thì sau khi thắng Thế Chiến II, phải để cho tất cả mọi Quốc Gia độc lập tự do theo tinh thần Dân Tộc Tự Quyết. Tất nhiên là Tự Trị với Quân Lực riêng của mình, hầu Tư Bản Hoa Kỳ có thị trường mở rộng trên thế giới và được mua bán tài nguyên chiến lược trực tiếp, khỏi phải qua các điều kiện thương mại bất lợi hay luật lệ khắc khe, có khi cấm đoán, của những nước chủ thuộc địa cũ.
"B. Ðến từ lòng đất Mẹ Việt Nam, sinh ra từ gia tộc Nguyễn Khoa, xuất thân từ Quân Trường Võ Khoa Thủ Ðức, tôi luyện trong Binh Chủng Nhảy Dù, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã để lại gì cho thế hệ tương laỉ Tuổi trẻ của chúng ta có thể học được gì?
"Với tư cách Y sĩ Trưởng Sư Ðoàn 7 BB, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 7 Quân Y, phục vụ cạnh Sáu lẽ Một (601 là Danh hiệu Truyền Tin Tướng Nguyễn Khoa Nam tự chọn cho mình ở Sư Ðoàn 7), chúng tôi xin ghi lại 7 "Kỷ Niệm" sáng soi cho tuổi trẻ.
"Thứ I: Hành quân ở cùng Ðồng Tháp, Ðại Tá tỉnh trưởng thỉnh cầu Thiếu Tướng Tư Lệnh ở tại dinh tỉnh trưởng, đầy đủ tiện nghi và an toàn. Tướng từ chối và cho Công Binh kéo một thùng sắt Conex chất bao cát chung quanh, làm chỗ ở sát cạnh Trung Tâm Hành Quân. Ăn uống đơn giản với Cơm Câu Lạc Bộ lấy về. Cả tại Hậu-Cứ Sư Ðoàn, cũng không có đầu bếp riêng: Ðức tính sống đơn giản, bình dị, không hề xa xỉ này, chúng ta có cố gắng theo không?
"Thứ II: Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 BB, rồi Tư Lệnh Quân Ðoàn IV kiêm Quân Khu 4, một vùng giàu có sung úc vào bậc nhất nước Việt Nam, nhưng tướng Nam không tậu nhà riêng, không có xe hơi riêng, không tơ hào tài sản, chẳng bao giờ tích lủy của cải riêng tư: Ðức tính Thanh Liên, Trong Sạch giữa môi trường đầy cám dỗ, chúng ta có học được không?"Thứ III: Tại căn cứ Ðồng Tâm, hậu cứ sư đoàn 7BB, cho xây một hang đá Ðức Mẹ khổng lồ, nhưng trên bàn thờ cạnh đầu giường ngủ, lại có một tượng Phật nhỏ, rồi hàng năm đến ngày Tết của người Miên, thì nhắc nhở các Ðơn Vị Trưởng chăm lo cho lính gốc Miên nghỉ lễ ăn Tết: Gương tôn trọng mọi Tín Ngưỡng, thương yêu mọi sắc dân, không phân biệt màu da hay chủng tộc, chúng ta có tránh thiên vị Tôn giáo mình, hài hòa trải tình thương như thế không?
"Thứ IV: Từ Thiếu Úy Trung Ðội Trưởng đến Ðại Tá Lữ Ðoàn Trưởng Nhảy Dù, lên đến Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn, rồi Tư Lệnh Quân Ðoàn kiêm Tư Lệnh Quân Khu, oai chấn cả một phần tư Quốc Gia nhưng Tướng Nam, ngoại trừ khi hô trước hàng quân, chưa hề to tiếng hay cải vả với ai: Ðức tính hiền hòa, khiêm cung trang nhã, khi trong tay đầy quyền hành, chúng ta có rèn nhân cách và theo được phần nào không?
"Thứ V: Gần như quanh năm suốt tháng, từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, lúc nào cũng trang nghiêm trong quân phục và giầy trận, uy nghi ở Trung Tâm Hành Quân hay Phòng Thuyết Trình. Ra ngoài lúc nào cũng nón sắt, đi xe quân độị Luôn luôn cẩn trọng, quý sinh mạng và tài sản của từng người lính, từng người dân. Hy sinh phục vụ liên tục đến nỗi không còn thì giờ riêng để lập gia đình, như tự áp dụng cho chính mình câu thơ của Hồng Hà nữ sĩ: "Phép công là trọng, niềm tây sá nào": Ðức tính nghiêm túc, mẩn cán, tận tụy phục vụ, hy sinh cao độ và thương yêu quân dân đó, chúng ta có theo được phần nào không?
"Thứ VI: Chỉ huy ít hao quân, ít thiệt hại cho dân, nhưng thành công vì lúc nào cũng chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng điều quân và theo dõi sát tình hình từng ngày, từng giờ; lại tìm hiểu tài năng đặc biệt của từng cá nhân, từng đơn vị và xử dụng chính xác khả năng của thuộc cấp: Tài tiên liệu, chuẩn bị cho lúc khó khăn, tính cẩn trọng, chu đáo và khả năng dùng người này, chúng ta có cố gắng học, theo gương và áp dụng được phần nào không?
"Và thứ VII: Ba mươi tháng Tư, 75: Lệnh đầu hàng. Tướng Nguyễn Khoa , một Quân Nhân gương mẫu, với tánh chín chắn, lòng can đảm cố hữu, đã có quyết định phi thường: Bất Khuất, không khuất phục bạo tàn. Hy sinh: Tuẫn Tiết. "Thời đã thế, thế thời phải thế! Nhưng Anh hùng tử, khí hùng nào tử!"
"Trong niềm thương tiếc vô biên, từ tâm khảm chúng tôi hiện ra một gương sáng chói ngờị Ðó là gương Ðức Ðộ - Thanh Liên - Hùng Tài - Trí Dũng - Mẩn Cán - Hy Sinh - Bất Khuất.
"Kính thưa quý vị;
"Chúng ta hãy tôn xưng Dũng Khí và Tài Ðức của vị Anh hùng Vị Quốc Vong Thân là: Tinh Thần Nguyễn Khoa". Tinh Thần Nguyễn Khoa Nam sẽ là "nhân tố đạo học" nẩy mầm trong thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần đào tạo những con ngươi xứng đáng là NGƯỜI, tạo dựng những nhà lãnh đạo Ðức Ðộ, Thanh Liêm, Hùng Tài, Trí Dũng, Mẩn Cán, Hy Sinh và Bất Khuất của một nước Việt Nam tươi sáng.
"C. Người đi về đâu? Tướng Nguyễn Khoa? Chết không được phủ lá cờ, không có chút lễ nghi Quân táng, không có những tiếng súng chào vang vọng, nhưng:
- Người đi vào Lịch Sử oai hùng của Dân Tộc Việt
- Người đã trở về lòng Ðất Mẹ Quê Hương và gia phả tộc Nguyễn Khoa.
"Xin ghi khắc:
"Trí Dũng Tài Cao Trời Việt;
"Hùng Tài Ðức Trọng Tộc Nguyễn Khoa
"Kính thưa quý vị: Người đã đi sâu vào tim của mỗi người, mọi nơi với niềm mến thương và kính phục.
"Hình ảnh Tướng đã ngự vào tâm khảm của chúng ta, của thế hệ trẻ, của Quân Dân VNCH kiên cường, bất diệt bởi: Tinh Thần "Nguyễn Khoa"
"Trân trọng kính chào quý vị;
"Trần Văn Tính.
Một tiết mục tiêu biểu khác là "Nghi Thức Trao Biểu Tượng Cho Thế Hệ Tương Lai" cũng được diễn ra trong trang nghiêm do Bác sĩ Trần Văn Tính và Gia Ðình Mũ Ðỏ thực hiện.
Buổi Lễ Giỗ thứ 33 của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam nặng về phần phát biểu, nhưng quan khách tham dự không ai thấy chán. Bởi vì mỗi một kỷ niệm với vị danh tướng này được nhân chứng sống kể lại là một tài liệu quý giá để sau này kẻ hậu sinh chép vào trang Sử Việt.
Quan khách tham dự được gia đình Nguyễn Khoa khoản đãi buổi cơm chiều thân mật. Buổi lễ Giỗ chấm dứt vào lúc 9 giờ.
Trước khi chấm dứt bài phóng sự, người viết nhận một cú điện thoại từ Dược sĩ Diệu Thảọ Sau những lời cảm ơn sự hiện diện của báo Ðẹp trong buổi Lễ Giỗ, Dược sĩ Diệu Thảo cho biết ông Nguyễn Khoa Phước em ruột của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam rất cảm động khi nhận lá Quốc Kỳ VNCH từ tay cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường. Lúc cô đứng bên cạnh nghe giọng người bác run run nói: "Anh ơi! 33 năm rồi em mới nhận lá cờ này!" cô đã chảy nước mắt. Người viết hỏi cô Diệu Thảo có biết gì về tướng Nguyễn Khoa thì cô trả lời: "Em không biết gì hết, chỉ nghe kể lại thôi vì lúc đó em chưa ra đờị Hai năm sau em mới sinh rạ Bây giờ em mới có 31 tuổi thôi!" Dược sĩ Diệu Thảo tha thiết tiếp: "Chị Kim Vy ơi, chị có viết bài xin cho em gửi lời tri ân tất cả mọi người đã thương mến gia tộc Nguyễn Khoa và đặc biệt là cụ Bác sĩ Hoàng Như Tùng. Bác sĩ là người đã lo chôn cất Bác và làm dấu nơi chôn cất bác để sau này gia đình Nguyễn Khoa biết chỗ mà cải táng bác.
Gia đình em cũng ngỏ lời tri ân các Hội đoàn Quân Ðội đã giúp cho tiết mục Lễ Nghi Quân Cách thật trang trọng. Gia đình thật cảm động không biết dùng lời lẽ gì để bày tỏ trọn vẹn tấm lòng của gia tộc Nguyễn Khoa đến tất cả quý quan khách..."
Bài viết TRẦN KIM VY
Ảnh chụp TRẦN MINH TÂM
Đồng Kính Gửi:
Quý Tổ Chức Tôn Giáo, Quý Cộng Đồng và Tổ Chức Chính Trị
Quý Tổ Chức Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH
Quý Cựu Thành Viên các Lực Lượng Địa Phương Quân Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Cảnh Sát Dã Chiến, Xây Dựng Nông Thôn, Tham Sát Tỉnh và Viên Chức Xã Ấp_VNCH.
Quý Chiến Sĩ Thương Phế Binh VNCH
Quý Bà Quả Phụ và Thân Nhân Gia Đình Tử Sĩ VNCH và Hoa Kỳ
Quý Cơ Quan Truyền Thông, Báo Chí, Truyền Hình , Quay Phim, Nhiếp Ảnh
Quý Chiến Hữu, Quý Đồng Hương Trong và Ngoài Tiểu Bang Washington.
Trân Trọng Kính Thông báo:
Với sự yểm trợ và giúp đỡ tích cực của các Hội Đoàn Quân Đội, các chiến sĩ thuộc các Quân Binh Chủng Quân Lực VNCH và các đơn vị thuộc Quân Lực Hoa Kỳ và Đồng Minh; các Đoàn Thể Phụ Nữ, Sinh Viên, Học Sinh, Các Sử Gia, Các Trường Đại Học, Trung Tâm Võ Thuật, các Hoa Hậu, Á Hậu, các Ca Sĩ, Nhạc Sĩ, Nghệ Sĩ, Văn, Thi Sĩ tại địa phương, TB California, Vancouver B.C. Canada và những tấm lòng vàng của các Nhà Hoạt Động Cộng Đồng (Community Activists) trong Tiểu Bang.
Chúng tôi, Liên Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH Tiểu Bang Washington sẽ phối hợp cùng các tổ chức và cá nhân để tổ chức:
Lễ Kỷ Niệm 42 Năm Mừng Ngày Quân Lực VNCH 19-6 năm 2008
với Chủ Đề
"Tiếp Nối Giòng Máu Anh Hùng"
Địa Điểm, Ngày, Giờ như sau:
Trường Aki Kurose (Sharples Miđle School cũ)
3928 S.Graham
Seattle, WA 98118
"Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang bôi
dục ẩm tỳ bà, mã thượng thôi
tuý ngọa sa trường, quân mạc vấn ?
cổ lai chinh chiến, kỹ nhân hồi"
"ngày xưa, là lính vì đời chiến đấu
là cầu đem người sang sông
hôm nay làm ma cô đơn, gục chết bên vệ đường ..."
"Di tản khó, sâu dòi lúc nhúc
trong vết thương người bạn nín rên
người chết mấy ngày không lấy xác
thây sình mặt nát, lạch mương tanh ..."
(Tô Thuỳ Yên)
"Tôi không là tôi nữa,
từ khi được xuất ngũ
có quạ đen đậu trên đầu hổ ..."
"Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà
thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về
mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa, ngỡ trong giấc mơ
tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ ..."
(Phạm Duy)
"Xin vì chàng xếp bào cởi giáp
xin vì chàng giũ lớp phong sương
vì chàng tay chuốc chén vàng
vì chàng điểm phấn, đeo hương não nùng
liên ẩm, đối ẩm, đòi phen
cùng chàng lại kết, mối duyên đến già ..."
(Chinh Phụ Ngâm)
"Dấu binh lửa nước non như củ,
kẻ hành nhân qua đó chạnh thương"
(Chinh Phụ Ngâm)